Có nên cúng cô hồn mùng 2 & 16 hàng tháng không?
Cúng cô hồn hàng tháng được diễn ra vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch như một hành động bố thí, từ bi cho những vong hồn đói khát, lang thang vất vưởng. Vậy mâm cúng cô hồn mùng 2, 16 cần chuẩn bị những gì?
Mâm cúng cô hồn hàng tháng ngày 2, 16 cần chuẩn bị những lễ vật gì?
Các món đồ lễ vật cần được chuẩn bị trong mâm cúng cô hồn 2, 16 bao gồm:
- 1 đĩa muối gạo
- 6 chén cháo trắng nấu loãng (hoặc là 3 vắt cơm)
- 1 đĩa đường thẻ
- 6 chén xôi
- 6 chén chè
- Giấy áo, tiền vàng bạc (từ 15 bộ trở lên)
- Đồ cúng chúng sinh từ 20 đến 50 bộ
- Giấy tiền vàng bạc
- Hoa quả 5 loại quả với 5 màu sắc tươi tắn khác nhau
- Bắp rang
- Mía để nguyên vỏ, chặt thành từng khúc dài khoảng 15 cm
- Bánh, kẹo các loại
- 3 ly nước, 3 cây nhang, 2 ngọn nến
- 1 con gà luộc
Lưu ý là mâm cúng cô hồn toàn đồ lễ chay chứ không có đồ lễ mặn vì dân gian ta cho rằng đồ lễ mặn có thể khiến các vong hồn luyến tiếc trần gian và khó có thể siêu thoát.
Tham khảo thêm
- Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì
- Đặt mâm cúng cô hồn ở đâu
- Mâm cúng khai trương công ty
- Mâm cúng động thổ xây nhà
Tại sao cần phải cúng cô hồn hàng tháng vào ngày mùng 2, 16
Nhiều người vẫn chưa tin có sự tồn tại của thế giới tâm linh vì vậy họ cho rằng cũng chẳng có cô hồn vất vưởng ở đâu hết. Nhưng sự thật khó lý giải là những cô hồn đó vẫn tồn tại hàng ngày xung quanh cuộc sống của con người.
Theo đó, con người có 2 phần là phần hồn và phần xác. Khi phần xác chết đi thì phần hồn vẫn còn tồn tại, chuyển sang một thế giới khác như Tây phương cực lạc, xuống địa ngục hoặc đi đầu thai kiếp sau tùy thuộc vào hành động, những việc làm khi còn sống là việc tốt hay tạo nghiệp.
Thế giới âm cũng như thế giới trần tục “trần sao âm vậy”, cũng có những vong hồn có nhu cầu được ăn uống, mặc đồ, có tiền mua sắm. Những vong hồn không có nơi nương tựa, không ai thờ cúng thường đói khát và phải đi lang thang vất vưởng, quấy phá cuộc sống của con người.
Chính bởi vậy mà hành động cúng cô hồn giống như hành động từ bi dành cho những vong hồn không nơi nương tựa, đói khát không được ai cúng kiếng đồ ăn cho. Cô hồn ở đây được hiểu là những linh hồn chưa được siêu thoát, vẫn còn vất vưởng nơi trần gian nay đây mai đó chịu đói, chịu rét. Vì không được chu cấp đầy đủ quần áo, đồ ăn thức uống mà chúng đâm ra thù hận, quậy phá nhân gian, gây ra những việc nhiễu nhương. Nếu những linh hồn nay quấy quả những cửa hàng làm ăn kinh doanh thì quán của họ sẽ cực kì vắng khách và ế ẩm.
Vì vậy mà đối với những cửa hàng làm ăn kinh doanh thì việc cúng cô hồn hàng tháng 2, 16 cực kỳ được coi trọng. Vì những người làm ăn thường rất tín và tin vào thế giới tâm linh. Họ tin rằng đằng sau công việc làm ăn của họ ngoài yếu tố con người lên kế hoạch cẩn thận, chi tiết thì những sự may mắn hay rủi ro do thế giới tâm linh tác động vào là có thật.
Bởi vậy, cúng cô hồn là cách để gia chủ giảm bớt vận xui do cô hồn đến quấy phá, ảnh hưởng đến tài lộc gia đình. Đây cũng có thể coi là hình thức “hối lộ” các linh hồn để gia chủ có thể làm ăn kinh doanh yên ổn.
Ý nghĩa các món đồ trong mâm cúng cô hồn hàng tháng là gì?
Mâm cúng cô hồn khác với mâm cúng vào những dịp đặc biệt khác. Mâm cúng có những thức lễ riêng và thực chất nhiều người cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của các đồ lễ cúng trong mâm cúng cô hồn là gì. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu qua ngay từ những thông tin dưới đây nhé.
Gạo, muối
Gạo, muối là những đồ lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn 2, 16. Theo quan niệm dân gian, cúng cô hồn chỉ được cúng món chay, không cúng món mặn vì cúng món mặn dễ khơi dậy lòng “tham, sân, si” khiến cô hồn không thể siêu thoát mà tiếp tục ở lại quấy quả nhân gian.
Việc rải gạo và muối trong lễ cúng cô hồn có nhiều ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất là bởi gạo và muối là hai loại đồ vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Gạo là loại thực phẩm nuôi sống hơn nửa số dân trên trái đất. Còn muối là loại gia vị không thể thiếu trong các loại gia vị.
Vì vậy, gạo và muối là đại diện cho sự cầu mong no đủ, sung túc, may mắn, sức khỏe cho con người.
Thứ hai, gạo gắn liền với nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Cúng gạo, muối thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã khai sinh ra nền văn minh lúa nước.
Cuối cùng, rải muối gạo ra đường còn thể hiện ý nghĩa mong cho các cô hồn, vong linh vất vưởng được no đủ, toại nguyện, không oán trách nhân gian và sớm siêu thoát.
Thông thường, muối gạo sẽ được sử dụng sau khi gia chủ đã đọc xong bài văn khấn cô hồn. Lưu ý muối gạo cần phải rải ra ngoài đường, tung ra các hướng khác nhau để cô hồn từ các phía có thể nhận được. Miệng cần niệm câu dân gian truyền lại “Nam mô a di đà phật, điều lành ở lại, điều dữ thì đi, nam mô a di đà phật.”
Cháo loãng
Cháo loãng là đồ lễ không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn bởi con người ta tin rằng đây là thức ăn rằng cho những vong linh đã khuất có thể dễ dàng thụ hưởng.
Tiền vàng
Tiền vàng trong lễ cúng cô hồn cũng là lễ vật để những linh hồn vất vưởng không nơi nương tựa có thể lấy để làm lộ phí đi đường. Tiền vàng thông thường sẽ được để trên mâm cúng và bày theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng sẽ cắm theo số lẻ từ 3-5-7 quê hương.
Lưu ý khi cúng cô hồn mùng 2, 16 hàng tháng
Khi chuẩn bị mâm cúng rằm mùng 2 16 và thực hiện lễ cúng cô hồn tại nhà hoặc cửa hàng kinh doanh của mình thì gia chủ cần lưu ý thực hiện đúng theo những điều sau:
Ngày giờ cúng cô hồn
Ngày cúng cô hồn theo như được nhắc ở trên thì sẽ cúng vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng theo Âm lịch. Giờ cúng cô hồn nên cúng vào buổi chiều tối, là khi ánh tà dương tắt đi, dương khí yếu dần và âm khí mạnh lên, là lúc các cô hồn lang thang cơ nhỡ dễ đi ra đường nhất và có thể thụ hưởng đồ ăn.
Hoặc cũng có thể cúng cô hồn vào thời điểm từ 11h đến 13h trưa vì đây cũng là thời điểm âm khí mạnh, mặt trời đứng bóng nên các linh hồn có thể tự do đi lại.
Địa điểm cúng cô hồn
Mâm cúng cô hồn nên bày biện ở bên ngoài gian nhà, bên ngoài cửa hàng và hướng ra ngoài đường để các vong hồn đi qua có thể lấy lộc. Sau khi cúng xong, đọc bài cúng cô hồn thì gia chủ đốt sớ cùng vàng mã, giấy tiền rồi rải muối gạo để cô hồn hưởng lễ vật.
Nghi lễ cúng cô hồn nhất định phải thực hiện ngoài trời không được thực hiện trong nhà, bởi trong nhà có các vị thần linh và gia tiên cai quản, không cho phép cô hồn ngạ quỷ vào nhà. Cúng cô hồn trong nhà đồng thời còn là hành động bất kính với thần linh và gia tiên. Ngoài ra còn có thể rước ma quỷ vào trong nhà, gây những điều không tốt cho gia chủ.
Có nên cúng cô hồn hàng tháng không
Dân gian ta vẫn quan niệm nên cúng cô hồn vào ngày rằm tháng Bảy hàng năm, tuy nhiên với những gia đình làm ăn kinh doanh thì họ vẫn thường cúng cô hồn vào ngày 2 và ngày 16 hàng tháng cũng không sao. Vì các gia đình kinh doanh luôn muốn cầu mong việc làm ăn thuận lợi, suôn sẻ cho gia đình mỗi tháng và không bị các vong hồn vất vưởng quấy phá.
Đồ cúng cô hồn có ăn được không
Dân gian ta quan niệm không nên ăn đồ cúng cô hồn. Trước nhất vì đồ cúng cô hồn toàn món chay, không có món mặn, rất khó ăn. Thứ hai do mâm cúng đặt ngoài trời nhiều bụi bặm nên nhiều gia đình không ăn đồ cúng cô hồn vì vấn đề an toàn vệ sinh. Hơn nữa, khi đặt ngoài trời tiết trời lạnh, lại bị ruồi, kiến quấy rầy, khói hương vương vãi nên sẽ không tốt cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên thì những mặt hàng khác như bánh, kẹo còn nguyên vỏ bao bì vẫn có thể sử dụng. Nhưng cũng có nhiều gia đình ngại sử dụng đồ cúng cô hồn vì ý nghĩa tâm linh. Họ cho rằng những đồ cúng gia tiên, thần linh khi ăn sẽ được coi như hưởng lộc vì được các vị thần và gia tiên phù hộ. Còn cúng cô hồn là mình ban phước lành cho những vong linh không biết là ai nên cũng sẽ không thụ hưởng lộc. Tốt nhất là gia chủ nên đem cho đồ cúng cô hồn, và những thứ như gạo muối thì nên đem ra chỗ ngã ba đường rắc.
Nghi thức cúng cô hồn hàng tháng mùng 2, 16
Nghi thức cúng cô hồn hàng tháng được diễn ra như sau:
- Bước 1: Gia chủ sắp mâm cúng cô hồn gồm đầy đủ những thức như đã liệt kê bên trên, đặt ngoài trời (không đặt ngoài cửa), tuyệt đối không được đặt mâm cúng cô hồn trong nhà. Mâm cúng là đồ chay, không có xôi thịt, tiền vàng được rải ra cả 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Bày mâm cúng theo nguyên tắc “đông bình tây quả” nghĩa là phía đông đặt hoa tươi, phía tây đặt mâm ngũ quả, và rượu nước đặt ở phía trước.
- Bước 2: Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, quần áo dài tay, tuyệt đối không được ăn mặc hở hang, quần áo cộc khi cúng cô hồn. Phụ nữ mang thai và người già, trẻ em nên tránh đi trong thời gian cúng cô hồn để tránh bị cô hồn quấy quả.
- Bước 3: Đốt que hương theo số lẻ để cầu mong mọi sự hanh thông, may mắn, rồi cắm hương thẳng đứng.
- Bước 4: Vái ba vái, đọc bài khấn cô hồn rồi lạy 4 lạy rồi thêm 3 vái nữa mới lui ra.
- Bước 5: Sau khi hương cháy gần hết thì đem đốt tiền vàng, giấy ghi văn khấn, rồi rải rượu, rải nước và đem muối gạo tung ra 4 hướng hoặc đem rải ở ngã ba đường.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây gia chủ đã hiểu hơn về mâm cúng và nghi thức cúng cô hồn hàng tháng vào ngày 12 và ngày 16. Quý khách có thể tham khảo dịch vụ cỗ cúng thương hiệu Đồ Cúng Việt Nam để có được mâm cúng cô hồn hàng tháng đúng chuẩn và đầy đủ nhất.