Cách cúng thần tài thổ địa đơn giản tại nhà dành cho gia chủ
Làm sao để có thể tổ chức cúng Thần Tài và Thổ Địa đơn giản nhưng phù hợp với tâm linh của người Việt hãy tham khảo một vài hướng dẫn sau đây. Thần Tài, Thổ Địa là những vị thần được người dân Việt Nam tôn thờ từ xa xưa đến nay, là những vị thần tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn mâm cúng Thần Tài Thổ Địa đầy đủ nhất.
Cúng Thần Tài và Thổ Địa hiện nay là một trong những tục lệ vô cùng phổ biến của mỗi gia đình người Việt. Đây là một trong những tục lệ với mong cầu vị thần tài chính sẽ mang đến nhiều điều may mắn trong công việc làm ăn. Giúp cho gia chủ có thể gia tăng thêm nguồn tài chính cũng như kiếm được nhiều nguồn thu nhập tốt hơn.
Để giúp cho gia chủ có thể chuẩn bị được mâm cúng Thần Tài và Thổ Địa đơn giản nhưng đầy đủ. Cũng như một vài lưu ý trong cách cúng để tổ chức làm sao phù hợp với tâm linh của người Việt. Là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc trong việc hướng dẫn cách cúng Thần Tài Thổ Địa.
Thần Tài Thổ Địa là ai?
Thần Tài là vị thần chuyên đem đến tài lộc, sự may mắn và thành công cho nhân gian. Còn thần Thổ Địa là vị thần của đất, chuyên cai quản đất đai lai thổ, bảo vệ và che chở cho gia đình gia chủ. Do đó, việc thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa là một nét đẹp văn hóa tâm linh mà người dân Việt Nam tin theo.
Thần Tài được biết đến là một ông có dáng người già to béo, tay cầm cục vàng thỏi và có trang phục rất trang nghiêm, chỉnh tề. Theo truyền thuyết thì Thần Tài gồm có 5 ông bao gồm Hắc Thần Tài, ông Thanh Thần Tài, ông Bạch Thần Tài , ông Xích Thần Tài Và ông Hoàng Thần Tài là ông chủ chốt.
Còn ông Thổ Địa được biết đến với hình ảnh của một ông già bụng to, dáng người tròn tròn để ngực trần, phía trên đầu có quấn khăn, tay cầm quạt . Thổ Địa cũng bao gồm 5 ông là: Ông thần Phương Thanh Đế, ông thứ hai là Tây phương Bạch Đế, ông thứ ba là Nam phương Xích Đế, thứ tư là ông Bắc phương Hắc Đế và ông Trung ương Huỳnh Đế ông cuối cùng.
Mỗi một ông Thổ Địa sẽ chịu trách nhiệm riêng, cai quản một phương đất riêng cũng như bảo vệ không cho tà ma hay ngoại đạo gì vào trong nhà người dân. Đấy chính là lý do mà từ xa xưa đến nay chỉ có ông bà hay tổ tiên mà gia chủ thờ phụng thì mới có thể ra vào nhà của mình. Còn đối với các linh hồn vất vưởng khác thì sẽ không bao giờ có thể vào được trong nhà của gia chủ được.
Theo quan niệm của người Việt Nam, Thần Tài là một vị thần có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hưng thịnh, phát triển cũng như tài lộc cho gia chủ. Chính vì thế mà rất nhiều người làm ăn kinh doanh thường rất chú trọng thờ cúng với mong muốn nhận được nhiều tài lộc ông ban phát.
Ý nghĩa của mâm lễ vật cúng thần tài thổ địa .
Một nghi lễ nào xuất hiện và được người dân tôn kính cúng đều có nguyên nhân, đều có ý nghĩa văn hóa tâm linh phía sau đó. Và thờ Thần Tài, Thổ Địa cũng vậy.
Thổ địa là một vị thần chuyên coi việc đất đai cho gia đình. Gia đình nào sinh sống ở đâu thì ở đó sẽ có những vị thổ địa riêng chuyên cai quản và trông coi, Thổ Địa được coi là thần hộ mệnh, phù hộ cho con người cũng như gia súc trong gia đình, xóm làng đó được bình yên.
Còn Thần tài chính là vị thần chuyên cai quản tiền bạc, của cải của gia chủ, đem đến tài lộc cho mọi người, mọi gia đình. Trước khi thực hiện một công việc nào đó, mọi người thường sẽ cúng để cầu Thần Tài phù hộ cho công việc luôn được suôn sẻ, được thuận buồm xuôi gió và tiền tài hanh thông.
Thông thương người ta sẽ không thờ Thần Tài riêng một mình mà thường thờ chung với thần Thổ Địa với mong muốn giúp con người làm ăn phát đạt hơn. Vào ngày lễ Tết, người ta sẽ lo trang hoàng nhà cửa cũng như sửa soạn cho ông Thần Tài được sạch sẽ, nếu vị Thần Tài này đã quá cũ hoặc bị hư hòng thì gia chủ nên thỉnh vị mới về. Mọi người đều tin tưởng quan niệm rằng năm mới mọi thứ phải được ngăn nắp và Thần Tài sạch sẽ thì mới làm ăn được phát tài.
Tín ngưỡng thờ Thần Tài, Thổ Địa ở Việt Nam là một trong những tín ngưỡng được coi trọng và phổ biến nhất và được mọi người tin tưởng nhất. Theo như quan niệm của dân gian Việt Nam thì ngày vía Thần Tài hàng năm sẽ rơi vào ngày mùng 10 của tháng giêng.
Vào ngày 10 tháng giêng, thông thường chúng ta sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng với đầy lễ cúng để cúng Thần Tài Thổ Địa. Để nhằm cúng cho vị thần chuyên cai quản chuyện tài chính, cầu mong mọt năm làm ăn nhiều tài lộc. Trong ngày này thì người dân Việt Nam cò có tục lệ phổ biến là mua vàng để cầu may mắn.
Người Việt Nam có tục lệ cúng Thần Tài, Thổ Địa với ý nghĩa cầu mong thêm nhiều điều may mắn trong tài chính. Với hi vọng cho hai vị thần quan trọng này có thể phù hộ cho gia đình gia chủ sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc làm ăn luôn được thuận lợi và thuận buồm xuôi gió.
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng Thần Tài và Thổ Địa đơn giản tại nhà.
Mâm cúng trong những ngày thường thì sẽ bao gồm là hoa quả, đồ ăn chay, còn đối với ngày vía Thần Tài thì người ta sẽ cúng mâm cỗ mặn gồm có một miếng thịt, một con tôm luộc và một quả trứng luộc mà người ta còn được gọi là Bộ Tam Sên.
Đối với những gia chủ không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng Thần Tài và Thổ Địa. Thì có thể tham khảo mâm cúng mẫu sau đây để biết cách chuẩn bị sao cho phù hợp nhất.
- Nến
- Hương thắp
- 3 cốc nước.
- 3 cốc rượu.
- Gạo
- Tiền vàng mã.
- Muối hạt sạch.
- Thuốc lá.
- Bộ tam sên: gồm thịt heo ba rọi luộc , 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Hoa tươi
- Trái cây
- Tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo
- Trầu cau
- Xôi đậu xanh.
- Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi
Bộ Tam Sên theo truyền thống của người Việt Nam là đại diện cho ba loài vật để tượng trưng cho Thổ, Thủy và Thiên, bộ Tam Sên gồm có một miếng thịt heo có thể quay hoặc luộc, là đại diện cho vật sống trên cạn, hay còn gọi là Thổ. Một con tôm hoặc có thể là cua luộc, là đại diện cho vật sống dưới nước, là Thủy. Một quả trứng gà hoặc vịt luộc, là đại diện cho loài vật có lông vũ bay trên trời, là Thiên.
Ngoài ra lễ vật là bộ Tam Sên ra thì còn có thêm hương, hoa, đèn, nến, gạo, muối trắng, rượu và giấy áo cúng để cầu xin các vị thần phù hộ cho một ngày mới, một tuần mới hay một tháng mới và một năm mới luôn làm ăn phát đạt.
Ngày nay, bên cạnh bộ Tam Sên, người ta còn sử dụng cá lóc nướng để cúng vào ngày Thần tài.
Theo đó, con cá lóc sẽ được người ta đem đi nướng trui để nguyên con để nguyên vi vảy và không cắt đuôi. Sở dĩ để như vậy là khi cúng cá lóc phải để nguyên con. Bởi vì nó tượng trưng cho tấm lòng thành kính của gia chủ đối với ông bà tổ tiên. Bởi vì trước đây phải trải qua những tháng ngày khai khoang cực khổ, khó khăn.
Ngoài ra, ngày nay do sự phát triển của đời sống xã hội mà dân gian còn có tục mua vàng thật đặt lên bàn thờ lúc cúng nhằm mục đích xin lộc Thần Tài, sau khi cúng xong gia chủ mang trên người sẽ luôn được may mắn, bình an quanh năm.
Vào ngày vía thần tài thông thường được chọn cúng vào ngày mùng 10 tháng Giêng theo âm lịch hằng năm. Trong ngày này hầu hết tất cả mọi nhà, mọi công ty, hay cửa hàng…đều đã có thờ Thần Tài Thổ Địa, đều chuẩn bị cỗ dâng lên các vị thần để hưởng hương, hoa…
Bài văn khấn thần tài thổ địa chi tiết và chuẩn nhất.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm lẽ vật cúng thần tài thổ địa, tiếp theo đọc bài văn khấn cúng để nghi thức được trọn vẹn hơn.
Bàn thờ thờ Thần Tài, Thổ Địa có hướng nào?
Thông thường thì bàn thờ Thần Tài Thổ địa sẽ được mọi người bố trí tại một góc. Mặt trước của Thần Tài và Thổ Địa sẽ quay ra phía cửa chính của ngôi nhà. Mặc dù lễ thờ Thần Tài và Thổ địa xuất hiện khá muộn. Tuy nhiên rất nhiều gia đình thực hiện nghi lễ cúng Thần Tài Thổ Địa tại nhà lại rất phổ biến. Tất cả các tầng lớp trong xã hội bất kể giàu hay nghèo đều lập bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa tại nhà mình với mong cầu mọi điều tốt đẹp về tài chính cũng như đất đai.
Ngày nay, những đơn vị kinh doanh hay buôn bán thường thì rất tin vào sự phù hộ từ các vị Thần Tài và Thổ Địa. Nên không chỉ trong ngày mùng 10 tháng giêng tổ chức cúng ông Thần Tài mà ngày nay họ còn cúng vái Thần Tài mỗi ngày hoặc khi nhận được lễ lộc.
Những loại trái cây được chọn để cúng Thần tài Thổ địa
Chọn trái cây để dâng lên cúng bàn thờ Thần tài, ngoài việc nguyên vẹn, tươi ngon, những loại trái cây đó còn cần phải có ý nghĩa. Chọn trái cây dâng lên bàn thờ gia chủ cần chú ý tới màu sắc, số lượng, biểu tượng của từng loại để nguyện cầu được chứng giám.
Một số loại trái cây thường được chọn để chưng lên bàn thờ Thần tài Thổ địa bao gồm:
- Chuối: Là một trong những loại trái cây tượng trưng cho sung túc, đủ đầy. Nải chuối có hình dáng như bàn tay nằm ngửa, mang ý nghĩa của sự may mắn, bảo bọc, chở che. Theo phong thủy, chuối còn mang đến thông điệp của sự thu hút. Chính vì vậy, việc trưng chuối trên bàn thờ Thần tài Thổ địa cũng là cách giúp thu hút tiền tài, sự may mắn về mọi mặt trong cuộc sống.
- Bưởi: Bưởi có phát âm giống từ “con trai” trong tiếng Hán. Do đó, nhiều người thường chọn trưng bưởi với mong cầu xin có con cái. Một số gia đình vào dịp lễ Tết thương đặt bưởi và chuối lên bàn thờ để cúng. Mục đích cho việc làm này là để cầu phúc lộc, an khang và thịnh vượng luôn đến với gia đình.
- Phật thủ: Trái phật thủ có hình dạng như bàn tay của Đức Phật. Mang ý nghĩa luôn chở che cho con người được bình an, may mắn và vượt qua nhiều khó khăn của cuộc đời.
- Đào: Là một trong những biểu tượng phong thủy của nhiều người. Trái đào đại diện cho sự trường tồn, bất tử, sức khỏe, tuổi thọ và cả sự giàu có. Ngoài ra, đào còn là một trong những loại trái cây thể hiện sự may mắn và thăng tiếng. Đặc biệt trái đào còn được biết đến là biểu tượng cho tình yêu và hôn nhân.
- Cam, quýt, hồng: Đây là những loại trái cây có màu sắc và hương thơm tượng trưng cho sự tươi mát. Là biểu tượng cho sự phát triển và thành đạt. Nhiều người tin rằng, nếu đặt 9 trái cam, quýt trong phòng khách hoặc nhà bếp sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng. Ngoài ra, theo quan niệm của 1 số người, hương thơm của cam, quýt còn giúp xua đuổi những thứ xui xẻo, không may mắn và thanh lọc không khí trong gia đình.
- Táo: Biểu trưng của sức khỏe và sự hòa hợp trong gia đình. Táo còn mang ý nghĩa cho sự giàu sang và phú quý. Táo đỏ được xem là biểu tượng tốt lành.
- Lê: Trái lê có vị thanh ngọt, mang ý nghĩa làm việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi và trơn tru.
- Nho: Đại diện cho sự thành công. Tượng trưng cho sự đa dạng, phong phú, dồi dào về của cải vật chất. Ngoài ra, nho còn là biểu tượng phong thủy, giúp hóa giải các vấn đề về sinh con.
- Lựu: Có nhiều hạt bên trong, mọng nước, ngon ngọt. Tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển, thúc đẩy vận may về con cái. Về mặt phong thủy, trái lựu được coi là phương thức hiệu quả để cầu cho việc có con và sinh ra những em bé khỏe mạnh.
- Dứa: Là loại trái cây mang ý nghĩa của sự may mắn, thành công và thịnh vượng.
- Xoài: Đây là loại trái cây quá quen thuộc với đại bộ phận người dân Việt Nam, cụ thể là người miền Nam. Phát âm của từ xoài cũng tự như xài. Chính vì vậy, nhiều gia đình cúng xoài với mong muốn cho việc tiêu xài không thiếu thốn, đủ đầy và có cuộc sống sung túc.
- Đu đủ: Tượng trưng cho sự đủ đầy, thịnh vượng.
- Sung: Thể hiện sự sum vầy, sung túc. Cũng là biểu trưng cho sự may mắn.
- Thanh long: Mang ý nghĩa như rồng mây hội tụ xung quanh. Cúng thanh long lên bàn thờ Thần tài Thổ địa mong muốn phát tài, phát lộc.
- Dưa hấu: Tượng trưng cho sự mát lành, căng tròn. Hứa hẹn nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống.
- Mãng cầu: Với hy vọng cầu được ước thấy.
Những loại trái cây không dùng để cúng Thần tài Thổ địa
Mâm ngũ quả dâng lên các vị thần linh để bày tỏ lòng thành của người trần với họ. Tuy nhiên, nếu chọn loại trái cây không đúng thì đó sẽ trở thành bất kính. Chính vì vậy mà không phải loại trái cây nào cũng được dùng để dâng lên bàn thờ Thần tài Thổ địa được. Cụ thể như:
- Trái cây có gai nhọn: Không nên đặt trái cây có gai nhọn lên bàn thờ, đặc biệt vào ngày rằm và mùng 1. Bởi theo quan niệm, dùng những loại trái cây có gai nhọn để thắp hương có thể làm ảnh hưởng tới gia đạo, sự bình an của các thành viên trong gia đình.
- Loại quả có mùi quá nồng: Bàn thờ là nơi linh thiêng, nên lúc nào cũng phải sạch sẽ thơm tho. Chính vì thế nên chọn trái cây có hương thơm nhẹ nhàng. Không nên chọn trai cây quá nặng mùi như sầu riêng…
- Trái cây mọc sát đất: Những loại trái cây mọc sát đất hoặc họ hàng với rau như cà chua, dưa leo, me hay thanh trà… Cũng không nên dùng để thờ cúng.
- Trái cây có vị cay, đắng, chua: Những loại trái cây có vị cay, đắng, chua.. không nên đặt lên bàn thờ. Để tránh liên tưởng tới những cay đắng trong đời.
- Trái cây quá già, chín: Sắm lễ không nên chọn những trái đã quá già, chín vì không để được lâu. Để lâu, dưới sức nóng của hương, trái cây sẽ nhanh hỏng, thu hút côn trùng tới làm ô uế bàn thờ.
Cách bày trí mâm ngũ quả cúng Thần tài Thổ địa
Mâm ngũ quả cúng Thần tài Thổ địa sẽ được sắp xếp tùy theo phong tục của từng vùng miền khác nhau. Chẳng hạn như:
Miền Bắc
Tại đây không kiêng kỵ quá nhiều về mâm ngũ quả. Miễn sao mâm được bày biện đẹp mắt là được. Mâm ngũ quả không nhất thiết phải có đủ 5 loại trái cây, có thể trưng nhiều loại cũng được. Loại thường dùng sẽ là chuối, bưởi, táo, cam, quýt. Ngoài ra còn có một số trái đan xen như: Đu đủ, nho, ớt đỏ, lê vàng…Để cầu mong sự giàu sang, mang mắn và bình an.
Miền Trung
Ảnh hưởng bởi giao thoa và văn hóa giữa miền Bắc, miền Nam. Người dân ở đây không quá câu nệ về hình thức của mâm ngũ quả. Các loại cây được sử dụng để cúng thường là Chuối, mãng cầu, sung, đu đủ, táo, dừa, xoài…Mâm ngũ quả chỉ cần bày trí gọn gàng, đẹp mắt và thể hiện được tâm nguyện của người cúng.
Miền Nam
Đối với khu vực này, người dân có sự đòi hỏi cao hơn về mâm trái cây, bởi nhiều nguyên tắc và kiêng kỵ khác nhau như:
- Không cúng chuối vì phát âm của từ này thể hiện sự nguy khó.
- Không chưng cam, quýt vì mang ý nghĩa “Quýt làm cam chịu”.
- Không chưng lê vì đồng nghĩa với lê lết
Chủ yếu người dân ở đây sẽ cúng các loại trái như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, dứa, dưa hấu…Với ý nghĩa “Cầu vừa đủ xài”, “Cầu đu đủ vừa đủ sung”
Mâm ngũ quả cần phải được đặt phía trên bàn thờ Thần tài. Nhưng bàn thờ thường khá nhỏ, không đặt được mâm ngũ quả lên trên. Do đó, các chủ nhà có thể bày 1 cái bàn nhỏ và đặt mâm ngũ quả lên đó.
Những lưu ý mà gia chủ cần phải nhớ khi cúng Thần Tài và Thổ Địa
- Khi chúng ta thực hiện nghi lễ cúng Thần Tài và Thổ Địa xong thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây. Để đảm bảo thực hiện những nghi lễ này đúng với tâm linh của người Việt và tránh sự thiếu sót.
- Đối với những lễ vật làm muối và gạo thì chúng ta nên giữ lại cảm nhận tài lộc từ ông Thần Tài và Thổ địa của gia đình. Thông thường thì khi chúng ta thờ bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa thì người ta sẽ cúng ba chung bao gồm muối, nước và gạo.
- Rượu và nước sau khi chúng ta đã cúng xong thì nên tưới xung quanh khu vực gốc nhà. Đây là một trong những cách giúp cho chúng ta có thể thu hút được nhiều tài lộc và may mắn từ lễ lộc của ông Thần Tài và Thổ Địa.
- Bánh kẹo sử dụng để cúng Thần Tài và Thổ Địa xong thì một nửa chúng ta sẽ để lại để lấy lộc còn một nửa thì chúng ta sẽ đi phát.
- Vàng thật để cúng Thần Tài và Thổ Địa thì chúng ta sẽ giữ lại để cầu may. Còn vàng mã cúng Thần Tài và Thổ Địa thì chúng ta sẽ đem đi đốt để mang lại nhiều may mắn và tài lộc.
- Thần tài và thổ địa là hai vị thần rất ưa thích sự sạch sẽ do đó không gian bàn thờ lúc nào mà chúng ta cúng kiến cũng còn phải làm sạch. Đặc biệt là cần phải giữ cho không gian bàn thờ lúc nào cũng sạch sẽ để ông có thể phù hộ cho công việc làm ăn của gia chủ.
- Một trong những điểm mà gia chủ cũng cần lưu ý đó là chúng ta cũng cần tắm cho tượng thần Tài và Thổ Địa. Có thể sử dụng rượu hoặc nước xà phòng thơm để tắm cho Thần Tài và Thổ Địa.
- Bên cạnh cúng kiếng thần tài và thổ địa vào những ngày vía Thần Tài thì chúng ta nên thắp hương sáng và tối. Và nên thay trái cây hoặc hoa tươi trên bàn thờ để cầu mong sự phù hộ của vị thần tài chính này.
- Và trong quá trình mà chúng ta dọn dẹp cũng như lau chùi bàn thờ thần tài thổ địa là tránh sự di chuyển của lư hương. Vị trí đặt lư hương thông thường thì chúng ta nên nghe theo sự tư vấn của thầy phong thủy. Để đảm bảo mang lại nhiều may mắn và tài lộc khi chúng ta thực hiện nghi lễ cúng kiến.
Đối với nhiều gia đình bận rộn không có nhiều thời gian chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài và Thổ Địa thông thường họ sẽ sử dụng dịch vụ. Sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng sẽ giúp cho chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian và công sức. Đồng thời chính sự thiếu sót trong quá trình quá bận rộn mà không chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng kiến. Để đảm bảo chất lượng cũng như giá cả thì chúng ta nên liên hệ với nhiều đơn vị để nhận hỗ trợ.
Đặt mâm cúng Thần Tài và Thổ Địa ở đâu là tốt nhất?
Câu hỏi này là câu hỏi được rất nhiều gia chủ quan tâm khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng Thần Tài và Thổ Địa. Đây là một trong những cách giúp cho chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian và công sức chuẩn bị rất nhiều. Nếu như gia chủ có nhu cầu đặt mâm cúng Thần Tài và Thổ Địa vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 07.7878.3838
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đặt mâm cúng chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ tư vấn cách chuẩn bị lễ vật và cách cúng sao cho phù hợp. Đảm bảo quý khách hàng sẽ hài lòng về chất lượng cũng như dịch vụ mâm cúng do chúng tôi cung cấp.
Để mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng Thần Tài và Thổ Địa thì chúng tôi hỗ trợ tư vấn tận tình. Tặng kèm nhiều phần quà giá trị và hỗ trợ giao hàng đến tận nơi để giúp cho khách hàng dễ dàng thực hiện nghi lễ cúng kiến.
Bài viết này giới thiệu cho bạn dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Mâm Cúng Tâm Linh | Đồ Cúng Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ mâm cúng đảm bảo và an tâm.