Đối với việc mượn tuổi làm nhà, người làm lễ cúng động thổ sẽ là người được mượn tuổi. Họ sẽ thay mặt gia chủ đọc bài văn cúng và khấn vái trước bàn lễ. Còn bản thân gia chủ và các thành viên phải tránh mặt đi nơi khác. Sau khi cúng xong, người được mượn tuổi sẽ dùng cuốc/xẻng đào phần đất tượng trưng ở vị trí đã chọn. Như vậy, công trình sẽ bắt đầu được thi công. Vậy bài cúng động thổ làm nhà mượn tuổi ra sao?
Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà gia chủ cần biết
Các thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà được thực hiện nhằm đảm bảo tính phong thủy. Nhưng làm thế nào thì không phải ai cũng biết.
Có nhiều trường hợp khi xây nhà gia chủ cần phải mượn tuổi. Vậy, điều mà nhiều gia chủ thắc mắc chính là thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà như thế nào? Nó có khác gì so với việc về nhà mới bình thường hay không? Bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thông tin chi tiết.
Vì sao gia chủ phải mượn tuổi khi xây nhà
Trước khi tìm hiểu thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà, bạn cần biết được vì sao phải tiến hành mượn tuổi? Sao không dùng tuổi thật của gia chủ để làm lễ xây nhà? Thực tế thì tùy vào mỗi trường hợp khác nhau mà gia chủ sẽ có những lý do không giống nhau. Tuy nhiên, những lý do phổ biến nhất khiến gia chủ phải mượn tuổi chính là:
Vì sao phải mượn tuổi xây nhà
- Thứ nhất, tuổi của gia chủ không hợp để xây nhà trong năm đó. Có thể là phạm phải hoang ốc, kim lâu hay tam tai. Nếu cố chấp dùng tuổi xây nhà có thể gây nên những bất ổn trong quá trình xây dựng và sinh sống trong ngôi nhà. Chính vì thế, việc mượn tuổi được xem là giải pháp giúp mang đến sự thuận lợi, suôn sẻ cho gia đạo.
- Thứ hai, có thể trong gia đình không có người đàn ông nên nhiều gia chủ là nữ giới sẽ mượn tuổi của người nam giới khác để đứng ra làm thủ tục cúng bái khi xây nhà.
- Thứ ba, có thể gia chủ đang phải chịu tang nên việc xây nhà ở một số nơi cũng được xem là kiêng kị. Việc mượn tuổi người khác để xây nhà cũng được áp dụng trong trường hợp này.
Sau khi việc mượn tuổi được thỏa thuận xong; người được mượn tuổi sẽ thay gia chủ thực hiện các nghi thức khi động thổ hay khi nhập trạch.
3 kinh nghiệm cần biết khi mượn tuổi xây nhà
Để đảm bảo việc làm thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà được thuận lợi; bạn cần nắm được 3 kinh nghiệm cơ bản sau:
- Việc mượn tuổi nên ưu tiên chọn người thân, người trong nội tộc. Bởi khi cùng huyết thống, máu mủ thì việc mượn tuổi mới có được hiệu quả phong thủy tốt đẹp nhất. Khi trong nội tộc không có ai hợp tuổi để xây nhà thì mới cân nhắc đến việc mượn tuổi bạn bè.
- Người đã được gia chủ mượn tuổi sẽ không được phép cho người khác mượn tuổi trong quá trình xây nhà. Vì vậy, trước khi mượn tuổi, gia chủ cần hỏi người muốn mượn tuổi về vấn đề này. Điều này sẽ giúp tránh những trường hợp không thuận lợi trong quá trình xây nhà.
- Việc mượn tuổi chỉ được thực hiện khi xây nhà. Nếu nhà của bạn là nhà mua lại và muốn sửa lại thì không cần phải mượn tuổi. Bạn chỉ cần chọn ngày đẹp để thực hiện công việc này. Nếu trường hợp không có ngày đẹp có thể chuyển sang một thời điểm khác thích hợp hơn để thực hiện công việc này.
Mượn tuổi xây nhà nên ưu tiên chọn người trong nội tộc
Thủ tục khi mượn tuổi xây nhà cần làm gì?
Muốn việc mượn tuổi xây nhà được thuận lợi; gia chủ cần thực hiện đúng theo phong tục. Cụ thể, người mượn tuổi và gia chủ cần làm các công việc sau:
- Đầu tiên, gia chủ sẽ tiến hành viết giấy bán nhà tượng trưng. Người mua nhà sẽ là người gia chủ chọn để mượn tuổi xây nhà.
- Khi tiến hành lễ động thổ, thay vì gia chủ sẽ thực hiện công việc này thì giờ người mượn tuổi sẽ thực hiện công việc. Bao gồm cả việc khấn vái, động thổ. Người mượn tuổi sẽ cuốc khỏng 5 – 7 lần theo hướng được xem là hướng đẹp được xem từ trước.
- Nếu đã mượn tuổi xây nhà thì trong suốt quá trình làm lễ động thổ; gia chủ không được phép xuất hiện. Điều này sẽ đảm bảo việc làm lễ động thổ được thuận lợi như mong muốn. Sau khi lễ động thổ kết thúc, gia chủ có thể về nhà và thực hiện việc chỉ đạo xây nhà như bình thường.
- Tuy nhiên, đến lúc đổ mái nhà, người mượn tuổi sẽ phải thay gia chủ làm thủ tục này. Lúc này, không chỉ gia chủ mà các thành viên trong gia đình cũng phải lánh mặt đi nơi khác.
- Khi làm thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà, người mượn tuổi cũng sẽ thay gia chủ tiến hành các thủ tục cúng bái thổ thần và gia tiên.
- Khi công việc cúng nhập trạch được thực hiện; gia chủ và người mượn tuổi sẽ tiến hành làm giấy tờ mua lại nhà. Lưu ý, khi làm giấy mua bán này, giá mua phải cao hơn so với giá bán lúc làm lễ động thổ.
- Sau khi mua nhà tượng trưng thành công; gia chủ có thể tiến hành lễ nhập trạch như thường lệ.
Cần làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi khi làm lễ động thổ
Nguyên tắc về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà
Khác với việc về nhà mới như thông thường; thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà sẽ có nhiều điểm khác biệt. Đây là điều mà mọi gia chủ mượn tuổi cần phải biết. Nếu không, quá trình mượn tuổi trước đó sẽ không có được kết quả như mong muốn.
Nguyên tắc thứ nhất
Trường hợp gia đình có đầy đủ vợ chồng và con cái thì thứ tự các thành viên bước vào nhà sẽ như sau:
- Người vợ bước vào nhà đầu tiên, trên tay sẽ cầm một chiếc gương. Đây được xem là vật dùng để soi chiếu và xua đuổi tà ma khi về nhà mới.
- Người tiếp theo bước vào nhà là người chồng (gia chủ). Trên tay người chồng sẽ cầm bát hương của tổ tiên.
- Con cái sẽ lần lượt bước vào nhà theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Trên tay các người con sẽ mang theo những vật dụng của gia đình như: bếp lửa, chăn đệm, gạo…
Về nhà mới cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh những điều không may
Nguyên tắc thứ hai
Trong trường hợp gia đình không có người đàn ông thì người phụ nữ sẽ đảm nhận viên bưng bát hương của bàn thờ gia tiên. Con cái sẽ đảm nhận việc bưng các đồ dùng gia đình vào sau.
Nguyên tắc 3
Khi dọn về nhà mới, đồ đạc, bát hương phải mang vào nhà trước. Sau đó, các thành viên trong gia đình mới mang đồ cúng vào sau. Ngoài ra, khi đặt chân vào nhà mới, không một thành viên nào được phép đi vào nhà bằng tay không.
Bài văn khấn động thổ cho người mượn tuổi làm nhà
Các lễ vật cần có khi làm thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà
Khi tiến hành thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà thì việc cúng bái là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mâm cúng như thế nào mới đảm bảo tươm tất và đúng chuẩn tâm linh văn hóa Việt? Đây là điều mà không phải gia chủ nào cũng biết được.
Thực tế, việc làm lễ nhập trạch lớn hay nhỏ. Mâm cúng đơn giản hay thịnh soạn cũng còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, mâm cúng nhập trạch cần phải có đầy đủ các lễ vật sau.
- Thứ nhất là mâm ngũ quả
- Thứ hai là xôi chè
- Thứ ba là rượu và nước sạch
- Thứ tư là thịt heo hay gà luộc
- Thứ năm là bình hoa tươi
- Thứ sáu là nhang/hương
- Thứ bảy là vàng mã
- Thứ tám là trầu cau được têm sẵn
- Thứ chín là 1 cặp đèn cầy màu đỏ.
Mâm cúng về nhà mới cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục
Vì là thủ tục nhập trạch khi mượn tuổi nên việc làm lễ cúng này cũng cần được thực hiện bởi người mượn tuổi. Nếu không nắm rõ các lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng; bạn có thể tìm đến một dịch vụ cung cấp mâm cỗ uy tín. Điều này có thể đảm bảo việc chuẩn bị cho lễ cúng được tươm tất hơn. Đồng thời, đây cũng là cách để tránh việc bị thần linh hay gia tiên quở trách do chuẩn bị mâm cúng không đúng.
Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà
Thực hiện đúng thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một vài lưu ý mà bạn cần biết. Điều này sẽ đảm bảo việc về nhà mới được thuận lợi và may mắn nhất.
- Trong quá trình nhập trạch nên hạn chế việc phụ nữ mang thai hay người tuổi Dần tham gia vào công việc này. Đây được xem là việc “rước hồ vào nhà”. Hành động này bị xem là không may mắn trong sự kiện quan trọng này.
- Trường hợp gia chủ làm lễ về nhà mới để lấy ngày mà chưa ở lại thực sự thì gia chủ phải ngủ lại 1 đêm trong ngày làm lễ. Điều này được xem là cách chứng minh ngôi nhà có sinh khí, xua đuổi tà khí. Đồng thời, nó cũng giúp cho việc mượn tuổi có được hiệu quả như mong muốn.
- Sau khi hoàn tất thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà; gia chủ cũng cần làm lễ yết trên bàn thờ gia tiên. Theo đó, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành khấn vái trước bàn thờ để cầu sự phù hộ độ trì cho toàn gia đạo.
Gia chủ và các thành viên trong nhà phải làm lễ yết gia tiên khi về nhà mới
- Một điều nữa mà bạn cần lưu ý chính là trong ngày về nhà mới cần bật hết tất cả các đèn trong ngôi nhà. Ngoài ra, các vòi nước cũng cần được mở xả một lúc. Điều này được xem là tượng trưng cho sự hanh thông, trôi chảy trong cuộc sống về sau của gia đạo.
- Việc cúng bái cần được thực hiện với sự thành kính, trang nghiêm. Trong ngày đầu về nhà mới, gia chủ cần lưu ý không được xảy ra cãi cọ, to tiếng. Đây được xem là một điềm xui xẻo.
- Văn khấn cũng phải được chuẩn bị chu đáo. Lời khấn cần rõ ràng, mạch lạc. Khi đọc văn khấn cũng phải đọc to, rõ, không ngập ngừng. Trong văn khấn phải nêu rõ được thông tin về địa chỉ nhà; thông tin về tên họ của gia chủ; lý do làm lễ; lời cầu xin sự che chở, phù hộ của thần linh, gia tiên trong ngày trọng đại này.
- Nên tìm một dịch vụ cung cấp mâm cỗ chất lượng để đảm bảo mâm cúng được đầy đủ, chu đáo, thể hiện được thành ý của gia chủ khi ngày đầu về nhà mới.
Cúng về nhà mới cần thành tâm, nghiêm trang để thể hiện được thành ý
Những thông tin về thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà trên hy vọng có thể giúp bạn có được sự chuẩn bị chu đáo nhất. Nếu cần được tư vấn hay chuẩn bị mâm cúng chuẩn văn hóa Việt; bạn hãy chọn Đồ Cúng Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp tất cả các mâm cúng với sự hỗ trợ chuyên nghiệp, uy tín nhất. Dịch vụ cam kết mang đến bạn sự hài lòng về chất lượng mâm cúng cũng như bảng giá hỗ trợ.