Lễ cúng rằm mùng 1 và ngày rằm 15 hàng tháng là một nghi lễ luôn được các gia đình người Việt thực hiện hàng tháng. Mâm lễ cúng để dâng lên với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh. Với mong muốn nhận được sự phù hộ gia đình may mắn, bình an.
Lễ cúng tổ tiên, thần linh vào ngày mùng 1 đầu tháng và ngày rằm đã trở thành truyền thống tâm linh của người Việt. Là một nghi thức,tục lệ xuất hiện từ lâu đời. Đây cũng chính là lễ cúng để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tiên, những người đã khuất. Vậy trong lễ cúng cần chuẩn bị những gì? Làm sao mới khiến cho lễ cúng được thuận lợi, linh nghiệm nhất?
Do đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về tục lễ cúng trong ngày mùng 1 và ngày rằm. Đồ cúng Việt Nam chúng tôi xin giới thiệu những thông tin quan trọng nhất về lễ cúng này.
Tại sao lại cúng vào ngày mùng 1 đầu tháng và ngày rằm 15
Theo quan niệm của nhân dân ta từ xưa tới nay; ngày mùng một đầu tháng chính là ngày “Sóc”. Đây chính là ngày đầu tiên cũng là sự khởi đầu trong tháng mới. Còn ngày rằm 15 âm lịch chính là ngày “Vọng”. Ngày này chính là ngày mặt trăng và mặt trời có sự thông suốt, đối xứng nhau. Đồng thời đây cũng chính là ngày mà có sự thông suốt giữa con người với các vị thần linh, tổ tiên của mình. Do vậy, vào những này thì người ta thường làm lễ cúng rằm mùng 1 và 15 hàng tháng.
Người dân Việt Nam dần coi 2 ngày này là ngày để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên của mình. Và cứ tới ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng; sẽ chuẩn bị mâm lễ bánh kẹo, hoa quả dâng lên ông bà, ông vải.
Chuẩn bị lễ vật để cúng 2 ngày mùng 1 và ngày rằm 15
Trong lễ cúng cho ngày Sóc – mùng 1 và ngày Vọng – 15 thì gia chủ chỉ cần chuẩn bị những lễ vật đơn giản. Không cần quá câu lệ, cầu kỳ. Trong hai ngày lễ này thì gia chủ thường có mâm lễ cúng chay để bày tỏ lòng thành của mình với tổ tiên. Một số lễ vật có trong mâm lễ cúng chay:
- Quả cau, lá trầu
- Nước lọc
- Hoa quả tươi
- Bánh kẹo
- Một ít tiền vàng
- Nhang cúng
- Đèn, nến
Ngoài mâm lễ cúng chay thì cũng có nhiều gia đình chuẩn bị mâm lễ cúng mặn. Một số món mặn thường xuất hiện trong 2 ngày lễ này như:
- Thịt lợn
- Thịt Gà
- Rượu
- …
Tóm lại, lễ cúng trong 2 ngày này không cần quá cầu kỳ. Mà tùy vào từng gia đình mà chuẩn bị mâm lễ khác nhau. Mâm lễ cũng có thể chuẩn bị đơn giản, miễn là mình có tấm lòng thành, có cái tâm là được. Mọi thiếu sót cũng sẽ được ông bà, tổ tiên, thần linh xá tội.
Ngoài ra một trong những thứ không thể thiếu được trong những ngày lễ đó chính là hương khói. Đây chính lễ vật mà con người sử dụng để mời gọi, tỏ lòng thành đối với gia tiên, thần linh.
Bài văn khấn cho lễ cúng rằm mùng 1 và 15 hàng tháng
Chuẩn bị bài văn khấn rằm 15 hàng tháng và cúng ngày mùng 1 là một điều rất quan trọng đối với lễ cúng. Bởi thông qua hình thức đọc văn khấn để gia chủ xin thỉnh ông bà, ông vải, thần linh về. Đồng thời thông qua văn khấn thì gia chủ cũng bày tỏ được những mong muốn, sở nguyện của mình. Đọc lời văn khấn để các vị thần linh, ông bà, tổ tiên nghe thấy, biết được những mong ước đó. Từ đó mới phù hộ, độ trì cho gia đình nhiều may mắn, tài lộc.
Đối với bài văn khấn vào hai ngày lễ mùng 1 đầu tháng và ngày 15 rằm âm lịch thì có rất nhiều bài văn khấn khác nhau. Tuy nhiên thì tất cả những bài văn ấy đều mang những ý nghĩa chung. Dưới đây đồ cúng Việt Nam chúng tôi xin giới thiệu tới quý bạn 2 bài văn khấn ngày rằm và ngày mùng 1. Đảm bảo bài văn khấn đúng chuẩn tâm linh của người Việt. Mời quý bạn cùng tham khảo.
Số nén hương cần thắp trong ngày lễ mùng 1 và ngày 15 rằm hàng tháng
Nhang, hương chính là đồ vật không thể thiếu được đối với lễ cúng rằm mùng 1 và 15 hàng tháng. Do vậy, trong lễ cúng rằm mùng 1 và 15 hàng tháng cần dùng bao nhiêu nén hương thắp cũng là điều được nhiều người quan tâm. Số lượng nén hương cần thắp trong 2 ngày lễ này rất quan trọng. Do vậy, gia chủ cần đặc biệt lưu ý vấn đề này. Thông thường thì trong 2 ngày lễ Sóc – Vọng mùng 1 và 15 này người ta thường thắp hương với số lẻ. Bởi số lẻ là tượng trưng cho cõi âm. Do vậy thì bạn có thể thắp hương theo số lẻ, có thể thắp 1, 3, 5, 7, 9 nén hương.
Ý nghĩa của số nén hương khi thắp trên bàn thờ vào các ngày lễ hàng tháng mà bạn nên biết:
- 1 nén hương chính là biểu trưng cho sự bình an. Khi thắp một nén hương vào những ngày lễ này chính là mong muốn, cầu mong bình an. Cầu tổ tiên, thần linh phù hộ cho gia đình luôn có sức khỏe, bình an.
- Khi thắp 3 nén hương là để cầu xin gia tiên, ông bà, ông vải về phù hộ bình an cho gia đình. Đồng thời giúp xua đuổi những vận rủi, tai ương trong cuộc sống.
- 5 nén hương, thường thì 5 nén chính là để dự báo điềm hung cát cho người khác.
- 7 nén hương: chính là để mời gọi thiên binh, thiên tướng, các vị thần linh. Thường thì sẽ rất ít người dùng 7 nén hương nếu như không có sự cố gì đặc biệt.
- 9 nén hương: là mang ý nghĩa phát tín hiệu để cầu cứu. Nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ, không còn cách nào khác thì sẽ không dùng 9 nén hương.
Với mỗi một con số của nén hương đều mang những ý nghĩa khác nhau. Do vậy, bạn có thể thông qua ý nghĩa của từng số mà thắp hương sao cho phù hợp. Thường thì với lễ cúng rằm mùng 1 và 15 hàng tháng người ta sẽ thắp 1 hoặc 3 nén hương.
Nghi thức lễ cúng ngày rằm và cúng ngày mùng 1 hàng tháng
Sau khi đã chuẩn bị xong lễ nạp để cúng ông bà, gia tiên trong ngày ngày rằm 15 và ngày mùng 1 hàng tháng. Thì bước tiếp theo đó chính là bước thực hiện lễ cúng. Trong bước này thì người gia chủ, đại diện trong gia đình sẽ là người thực hiện lễ cúng.
Đầu tiên gia chủ cần châm hương lên bát hương bàn thờ gia tiên. Tiếp đó là chắp tay vái lạy trước bàn thờ gia tiên. Cùng với đó là đọc bài văn khấn đã chuẩn bị sẵn trước đó. Khi đọc văn khấn thì có thể đọc nhẩm trong miệng và cũng có thể đọc to, rõ thành tiếng. Tuy nhiên, bạn nên đọc to, rõ ràng để ông bà, ông vải, thần linh nghe thấy sự thỉnh cầu, mời gọi của mình.
Sau khi nhang cháy hết thì gia chủ bắt đầu thực hiện bái tạ lễ. Cuối cùng với hạ lễ xuống để xin hưởng lộc của thần linh. Tránh trường hợp hạ lễ quá sớm hoặc không bái tạ lễ mà đã thụ lộc. Như vậy sẽ bất kính với bề trên.
Giới thiệu nghi thức lễ khi đi lễ chùa vào ngày mùng 1 và 15 rằm
Thường thì vào 2 ngày lễ này ngoài việc làm mâm lễ cúng gia tiên thì người ta thường hay đi lễ chùa. Đi chùa thành tâm cầu phật, bồ tát phù hộ cho con cháu, thành viên trong gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an. Đồng thời cúng giúp con người chúng ta giác ngộ được những sai lầm.Tâm cảm thấy được thanh tịnh, bình yên. Do vậy, khi đi lễ chùa để bạn nên thực hiện theo các nghi thức lễ dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Đặt lễ thờ: Việc đầu tiên khi tới chùa đó chính là bạn cần đặt lễ tại ban Đức Ông trước. Tiếp tới mới đi đặt lễ tại các ban khác.
- Sau khi đặt lễ trên ban Đức Ông thì bạn cần đặt lễ ở ban chính điện, thắp hương, nên, nhang.
- Khi đã thắp hương nến, đặt lễ ở ban chính điện rồi. Tiếp tới là đặt lễ tại tất cả các ban thờ khác trong điện. Đối với mỗi ban lễ bạn cần có lễ, thường là 3 lễ. Ngoài ra thì bạn cũng cần phải đặt lễ tại ban thờ đức thánh Mẫu, Tứ Phủ,…
- Cuối cùng sau khi kết thúc buổi lễ chùa thì bạn nên đi thăm hỏi các vị sư, thầy, các vãi. Ngoài ra thì cũng có thể có lễ công đức tùy tâm của mỗi người.
Những lưu ý khi đi lễ chùa bạn nên biết
Chùa chiền chính là nơi nơi yên bình, thanh tịnh. Do vậy khi đi lễ chùa hay sắm lễ bạn cũng cần phải chú ý một số điều. Một số lưu ý bạn ai cũng nên biết khi đi lễ chùa:
- Khi sắm lễ tại chùa thì bạn cần chú ý không được sắm lễ cúng mặn. Chỉ được dùng lễ cúng chay để lễ chùa. Nếu muốn dâng lễ mặn thì bạn nên hỏi ý kiến của những vị sư thầy tại chùa. Khi nhận được sự tư vấn hay sự đồng ý của sư thầy thì mới thực hiện
- Trang phục đi lễ chùa bạn cũng cần phải chú ý ăn mặc quần áo trang nghiêm. Tuyệt đối không được ăn mặc lố lăng, rách rưới. Ngoài ra thì cũng không nên ăn mặc hở hang khi đến chùa.
- Khi đi lễ ở chùa thì bạn cũng không nên sắm tiền bạc, vàng mã để dâng lên thần linh.
- Nếu có sắm hoa tươi để đi lễ chùa thì bạn cũng cần nên chú ý một số điều sau: Hoa thì nên sử dụng hoa sen, hoa mẫu đơn, hoặc hoa huệ,..Chú ý là không nên dùng những loại hoa dại, hoa tạp nham.
Trên đây là những điều cơ bản nhất mà bạn cần chú ý mỗi khi đi lễ chùa. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn.
Như vậy, trên đây là tất cả những thông tin thiết thực, quan trọng nhất về lễ cúng rằm mùng 1 và 15 hàng tháng. Đồ cúng Việt Nam chúng tôi hy vọng với những tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được cho quý bạn. Góp phần giúp cho bạn hiểu hơn về việc cúng bái trong ngày mùng một đầu tháng và ngày 15 rằm. Để từ đó có thể làm lễ cúng đúng chuẩn theo tâm linh của người Việt.
Đồ Cúng Việt Nam chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng cao
Đôi điều bạn cần biết khi sắm lễ cúng mùng 1 hàng tháng, mâm cúng rằm 15 hàng tháng
Những gia đình theo Phật giáo ở nước ta đều rất lưu tâm và chú trọng tới lễ cúng mùng 1 âm lịch hàng tháng. Trong số các lễ cúng thì mùng 1 tháng Giêng, mùng 1 tháng Bảy và mùng 1 tháng Chạp được xem là những ngày quan trọng của một năm. Nếu những ngày mùng 1 của các tháng khác có thể chuẩn bị lễ cúng đơn giản hơn một chút thì vào những ngày này lễ cúng được sắm sửa nhiều hơn.
Có thể bạn biết đến việc phải cúng lễ vào ngày mùng 1 hàng tháng nhưng với nhiều người, nhất là các bạn trẻ thì họ không biết phải sắm lễ như thế nào vào ngày này? Cũng như họ không biết được rõ nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng. Và để giúp mọi người hiểu hơn vấn đề này thì dưới đây là đôi điều có liên quan đến lễ cúng mùng 1 hàng tháng.
Sự ra đời và ý nghĩa của lễ cúng mùng 1 và ngày rằm 15 hàng tháng
Theo truyền thống từ lịch sử xa xưa để lại thì ngày mùng 1 âm lịch là ngày mở đầu cho một tháng tính theo lịch Mặt Trăng. Ngày này còn được gọi là ngày Sóc (cái tên này cho đến nay khá ít người biết) mà đa phần mọi người đều quen nói là mùng 1 âm cho đơn giản.
Dựa theo các nghiên cứu khoa học thì ngày Sóc (mùng 1 âm) là ngày mà vị trí tương đối của mặt trời, trái đất và mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Điều này tạo ra một nguồn xung năng lượng đặc biệt và có khả năng tác động mạnh mẽ vào con người. Do đó mà con người rất dễ bị bệnh tật, tai nạn hay gặp biến cố nào đó. Xuất phát từ điều này mà người Việt đã hình thành thói quen thắp hương và cúng lễ vào ngày mùng 1 âm lịch.
Thói quen này đã có từ rất lâu đời và duy trì cho đến ngày nay. Nếu như ngày xưa là do con người chưa hiểu biết về tự nhiên nên cảm thấy sợ hãi ngày mùng 1, cần cúng bái thần, Phật để tai qua nạn khỏi thì ngày nay đã có sự khác biệt. Giờ đây khoa học đã chứng minh được những điều có liên quan đến thiên văn nhưng người Việt vẫn cúng lễ đều đặn ngày mùng 1 hàng tháng là để cầu mong sự bình an. Đồng thời đây còn là lễ cúng thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với tổ tiên ông bà.
Đối với những người theo đạo Phật thì còn có tương truyền liên quan đến chuyện ngày mùng 1 âm là ngày của Phật. Bởi vậy mà việc cúng lễ vào ngày này mang ý nghĩa rất đặc biệt về tôn giáo. Lễ cúng ngày mùng 1 hàng tháng không chỉ đơn giản là một lễ cúng mà còn gắn liền với lối sống và giá trị nhân đạo mà đức Phật đã truyền dạy.
Mùng 1 hàng tháng bạn cần phải cúng lễ những ai?
Hầu như chúng ta đều quen thuộc với hình ảnh tất bật đi chợ mua sắm đồ lễ của các bà, các mẹ vào sáng ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của người Việt đã được duy trì, phát triển và gìn giữ từ bao đời nay. Nhưng thực tế cho thấy là có nhiều người vẫn khá mơ hồ về ngày lễ này khi họ không biết mùng 1 hàng tháng sẽ cần phải cúng lễ những ai?
Theo những tài liệu lịch sử từ xưa để lại thì người Việt vào ngày mùng 1 hàng tháng sẽ cúng lễ đức Phật, gia tiên và Thổ công. Vì sao lại cúng lễ những vị này? Đó là bởi nó liên quan tới những điều về văn hóa, tôn giáo lâu đời ở nước ta.
Cúng lễ đức Phật thường dành cho những gia đình có ban thờ Phật riêng. Trước kia mọi người truyền tai nhau về việc ngày mùng 1 là ngày của Phật nên dưới dân gian cần cúng lễ đúng ngày. Điều đó sẽ giúp cho bạn có được sự bình an trong tâm hồn, tránh mọi tai ương cũng như hướng theo lời Phật dạy mà tâm tính trở nên hiền lành, hướng thiện. Đây là lý do mà vào ngày mùng 1 âm mọi người thì có thói quen đi lễ chùa để cầu an.
Gia tiên tiền tổ là những người đã khai sinh ra chúng ta, cho chúng ta cuộc sống hiện tại nên vào ngày mùng 1 âm lịch con cháu cần bày biện lễ cúng để bày tỏ lòng hiếu thảo với những người đã khuất. Truyền thống này rất quan trọng trong hệ tâm linh của người Việt và truyền từ đời này sang đời khác. Lễ cúng gia tiên không chỉ thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu mà còn thể hiện mong ước ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu được bình an, mạnh khỏe.
Trong ngày mùng 1 âm lịch chúng ta còn phải chuẩn bị lễ cúng Thổ công. Đây là vị thần có mặt tại mọi nơi vì ông là người cai quản đất đai dưới trần gian. Thổ công thường được thờ chung bàn thờ với Thần Tài nên khi cúng Thổ công bạn cũng sẽ cúng lễ Thần Tài luôn. Có nhiều người nghĩ rằng chỉ khi nào làm gì liên quan đến đất đai mới phải cúng Thổ công, sao phải cúng mùng 1 hàng tháng? Nhưng bạn có biết không, ngoài các việc liên quan đến đất đai thì Thổ công còn mang tới cho bạn sự suôn sẻ, hanh thông trong mọi việc. Do đó mà nếu bạn không cúng và không xin ngài thì sẽ khó mà được việc.
Mâm cúng mùng 1 hàng tháng, ngày rằm 15 hàng tháng cần sắm những gì?
Vì mùng 1 âm hàng tháng cần cúng lễ đức Phật, gia tiên và Thổ công nên nhiều gia đình có điều kiện sẽ sắm sửa lễ vật cho các ban riêng. Còn với những gia đình bình thường thì có thể sắm gộp lễ vật của ban Phật và gia tiên.
Việc mua sắm đồ lễ để cúng vào ngày mùng 1 hàng tháng ở mỗi vùng miền hoặc mỗi gia đình lại có sự khác nhau. Tuy nhiên theo truyền thống để lại thì vào ngày này bạn cần phải sắm những lễ vật cơ bản như sau:
Lễ cúng Thổ công mùng 1 và ngày rằm 15 hàng tháng
- Nhang/ hương (1 bó)
- Hoa tươi (1 – 2 lọ)
- Rượu (1 chai hoặc 3 – 5 chén)
- Trầu cau 1 đĩa (phải để quả cau và lá trầu là số lẻ)
- Nước trắng (1 chai hoặc 3 chén)
- Tiền vàng mã 1 bộ
- Đĩa bánh kẹo (chọn loại bánh kẹo có màu sắc đẹp mắt)
- Trái cây (có thể chọn 5 loại quả khác nhau hoặc cúng riêng nải chuối. Vì theo lời truyền Thổ công rất thích ăn chuối)
- Chè (1 bát to hoặc là 3 bát nhỏ)
- Gà luộc 1 con (phải là gà trống đã được buộc cánh tiên)
- Bộ tam sên (có thể có hoặc không vì đa phần lễ vật này chủ yếu là để cúng cho Thần Tài)
- Thịt lợn quay hoặc thịt lợn luộc 1 đĩa
- Mâm cơm với các món ăn mặn được chế biến theo khẩu vị của gia đình hay văn hóa của từng vùng
Mâm cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm 15 hàng tháng
- Lọ hoa tươi
- Đĩa ngũ quả được bày biện đẹp mắt
- Đĩa đựng các loại bánh kẹo
- Đĩa đựng trầu cau
- Cốc nến
- Rượu lễ 1 chai
- Nước sạch 1 chai
- 1 bình trà (ấm trà) pha sẵn hoặc 1 gói trà
- 5 phẩm oản màu đỏ hoặc vàng
- Đủ bộ tiền vàng mã
- Đĩa đựng bánh bao
- Đĩa chè
- Đĩa xôi
Đối với lễ vật cúng Thổ công và gia tiên bạn có thể cúng kèm với một số món ăn mặn hoặc bày biện thêm các lễ vật như thuốc lá, nước ngọt, bia, đặc sản của vùng… Điều này sẽ khiến cho lễ cúng của bạn thêm phần trang trọng, đẹp mắt và thể hiện tấm lòng thành của gia chủ.
Mâm lễ cúng Phật thì bạn nên chú ý sắm sửa những đồ lễ như:
- Hoa tươi (nên cắm hoa là số lẻ)
- Nến hoặc đèn dầu
- Nước trắng
- Nhang/ hương (có thể thắp hương vòng)
- Hoa quả (có thể đặt 1 đĩa ngũ quả hoặc các đĩa hoa quả riêng biệt)
- Bánh kẹo (1 hoặc nhiều đĩa)
- Phẩm oản
- Bánh bao chay (thường là cúng 5 cái)
- Nếu có điều kiện bạn có thể cúng lễ mâm cơm chay với nhiều món ăn khác nhau như nem chay, rau xào, canh đậu, nộm….
Những điều bạn nên lưu ý khi sắm mam cúng mùng 1 hàng tháng, mâm cúng rằm 15 hàng tháng
Dù bạn sắm sửa lễ vật cho ngày mùng 1 & 15 âm lịch hàng tháng nhiều hay ít và không giống với điều ông cha truyền lại thì bạn phải biết được một điều vô cùng quan trọng. Đó là cẩn thận trong việc chọn mua các món đồ lễ, tránh việc mua phải đồ bị trầy xước, ôi thiu hay hư hỏng dâng lên cúng. Điều này vừa khiến cho bạn bị mất tiền lại vừa không thể hiện rõ tấm lòng thành của người cúng. Mà vào đầu tháng để xảy ra chuyện không hay thì dự báo cả tháng sẽ khó mà suôn sẻ.
Cùng là mâm lễ vật cúng ngày mùng 1 & 15 hàng tháng những mỗi gia đình lại có cách cúng riêng và cách sắm đồ lễ riêng. Do đó mà bạn cần nhập gia tùy tục để phù hợp với mỗi gia đình, nhất là đối với những bạn mới lấy chồng, về nhà chồng làm dâu năm đầu tiên.
Cách bày biện lễ vật trên mâm cúng ngày mùng 1, mâm cúng rằm 15 cũng cần đòi hỏi sự khéo léo để nhìn ban thờ hài hòa, đẹp mắt. Với những gia đình có mâm cúng chay và mặn thì nên đặt mâm chay ở trên bàn thờ, còn mâm mặn sẽ đặt ở một chiếc bàn lớn phía dưới cách 10cm. Điều này thích hợp với những gia đình có ban thờ Phật và gia tiên kích thước nhỏ.
Những đồ lễ cúng mùng 1 & 15 sẽ được hạ lộc sau khi gia chủ đã làm xong việc thắp hương, khấn lễ và đã thắp đủ 3 tuần hương. Trước cúng sau ăn vậy nên mùng 1 hàng tháng còn là ngày tụ họp của nhiều gia đình.
Việc sắm đồ lễ cúng ngày mùng 1 và ngày rằm 15 tuy không quá cầu kỳ nhưng với những người bận rộn thì sẽ khó mà chu toàn mọi việc. Do đó mà trong những năm trở lại đây rất nhiều gia đình, chị em đã tin tưởng sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Việt Nam.
Chỉ cần một cuộc điện thoại là tất cả những đồ lễ chị em, gia đình yêu cầu đều sẽ được trang trí, bày biện cẩn thận và giao tới tận nhà. Chất lượng của đồ lễ đều đảm bảo nên bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi dâng lên cúng. Điều này sẽ giúp chị em tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn chu toàn việc cúng lễ đầu tháng theo đúng phong tục truyền thống.
Trên đây là đôi điều liên quan đến việc sắm lễ cúng mùng 1 hàng tháng, mâm cúng rằm 15 hàng tháng mà bạn nên biết. Và bạn hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Việt Nam để đặt mâm cúng trọn gói cho ngày mùng 1 này nhé.