Cúng Cô Hồn – Tìm Hiểu Ý Nghĩa, Mục Đích Và Cách Thực Hiện Nghi Lễ
Từ ngày xưa, người Việt luôn quan niệm mỗi con người có hai phần, là phần hồn và phần xác. Phụ thuộc vào người đó khi còn sống và những việc đã làm. Đến khi mất đi, phần hồn vẫn tồn tại và tách khỏi phần xác, sẽ được đầu thai hay xuống địa ngục, hoặc tệ hơn là trở thành quỷ đói lang thang quấy rối người thường. Và từ đó việc chuẩn bị mâm cúng cô hồn xuất hiện.
Việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch, không những tránh bị quấy phá, mà còn là hành động làm phúc, giúp những cô hồn lang thang có một ngày được no nê. Đây cũng là ý nghĩa tính nhân văn sâu sắc trong văn hóa Việt. Con người dù đã gây ra tội lỗi gì thì trong quá trình chịu sự quả báo, cũng có ít nhất được một ngày xá tội.
ĐẶT MÂM CÚNG CÔ HỒN, RẰM THÁNG 7 TRỌN GÓI TẠI
Cúng cô hồn là gì, nguồn gốc của lễ cúng cô hồn.
Theo Đạo giáo, phong tục cúng cô hồn bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Hoa. Quan niệm dân gian cho rằng bắt đầu từ mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ, cô hồn được phép trở lại dương gian và đến rằm thì phải quay về vì cửa địa ngục sẽ đóng lại.
Bởi vì đây là những vong linh vất vưởng, không có người thân thờ cúng nên họ luôn trong tình trạng đói khát. Chính vì thế mà dần dần trở nên xấu xa và có những hành động quấy nhiễu cuộc sống của con người. Vì thế lễ cúng cô hồn cũng được xem là nghi thức cầu mong những vong linh này không quấy phá gia chủ.
Do đó, vào tháng 7 Âm lịch, trên dương thế có nhiều ma quỷ nên phải cúng cháo, gạo, muối để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng. Các công việc quan trọng như cưới hỏi, khởi công xây dựng, đi xa,…đều tránh tháng 7.
Ý nghĩa của việc cúng cô hồn
Ý nghĩa sâu xa nhất của việc cúng cô hồn đó chính là thể hiện sự cảm thông, chia sẻ của những người còn sống đối với các vong linh. Đây là hành động chia sẻ, giúp cho những linh hồn không có nơi nương tựa có ít đồ ăn và áo quần.
Bên cạnh đó, việc cúng cô hồn thể hiện mong muốn bản thân và gia đình tránh được sự quấy phá của cô hồn. Từ đó cuộc sống và công việc được diễn ra một cách tốt đẹp hơn.
Cúng cô hồn như thế nào được xem là phù hợp nhất?
Việc cúng kiến là một trong những nghi thức xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, tôn giáo. Chính vì thế mà không có bất kỳ một quy tắc cụ thể nào về những nghi thức này.
Mỗi vùng miền, địa phương sẽ có những bước thực hiện khác nhau. Tất cả tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, khí hậu và các yếu tố khác tác động đến. Thế nhưng dù là nghi thức, lễ vật khác nhau thì sự thành tâm là điểm chung khi tiến hành cúng bái, và lễ cúng cô hồn cũng không ngoại lệ.
Mâm cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 chi tiết và đầy đủ.
Việc cúng cô hồn thường được diễn ra từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch cho đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch. Do đó mỗi gia đình có thể cúng cô hồn vào bất kỳ ngày nào trong khoảng thời gian này mà không cần phải xem xét chọn ngày đẹp như một số lễ cúng truyền thống khác.
Thời gian để thực hiện việc cúng cô hồn thường được tiến hành trong khoảng từ 17 – 19h giờ bởi người xưa quan niệm rằng thời điểm đó các linh hồn trở về từ âm phủ sẽ rất yếu ớt không thể có sức mà chống chọi với ánh sáng. Nếu cúng vào ban ngày, ánh sáng nhiều sẽ làm cho linh hồn không thể đến hưởng thụ các lễ vật.
Lễ vật chuẩn bị mâm cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7.
Mâm cúng cô hồn cần phải đặt ở ngoài trời hoặc trước vỉa hè, ban công…chứ không được phép cúng tại nhà. Bởi nếu cúng trong nhà thì các cô hồn sẽ khó vào mà thụ lộc được. Và các lễ vật cần phải chuẩn bị trong mâm cúng cô hồn gồm có:
Đối Với Lễ Cúng Cô Hồn Hàng Tháng
- Giấy áo, giấy tiền vàng mã
- 1 bình hoa
- 1 mâm ngũ quả (5 quả trái cây khác nhau. Tùy theo điều kiện, mùa vụ mà chọn những loại phù hợp)
- Bánh kẹo, khoai luộc, sắn luộc
- Muối gạo
- Chè hoặc đông sương
- Cháo thánh
- Vài khúc mía
- 3 chén nước
- 3 cây hương
- 5 chiếc bát và 5 đôi đũa
Đối Với Lễ Cúng Cô Hồn Vào Ngày Rằm Tháng 7
- Áo giấy với nhiều kích thước khác nhau, tiền vàng bạc
- Hoa, quả ( tốt nhất nên chọn mâm ngũ quả)
- Hoa tươi và trầu cau
- Ngô, khoai, sắn luộc
- 12 chén cháo trắng nấu loãng
- Chè, xôi
- 1 tô muối gạo
- 5 chiếc bát và 5 đôi đũa
- 3 ly nước
- Mía ( lưu ý là để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 cm)
- Nhang đèn
- Heo quay/heo luộc/ gà luộc tùy theo điều kiện của gia chủ
- Rượu trắng
mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 trọn gói
Theo như những lễ vật ở trên thì bạn có thể thấy rằng việc chuẩn bị mâm cúng hằng tháng tương đối đơn giản hơn mâm cúng vào rằm tháng 7. Giải thích điều này cũng rất đơn giản, vào hàng tháng chỉ có những vong linh vất vưởng trên dương gian đến thụ hưởng lễ vật.
Còn ngày rằm tháng 7 còn có thêm những vong linh từ địa ngục được thả về trần gian. Chính vì thế mà số lượng sẽ đông hơn nên cần cúng nhiều lễ vật hơn. Thế nhưng trong cả 2 mâm cúng đều không thể thiếu: trái cây, cháo thánh, hương đèn, hoa quả,…
Các lễ vật trong mâm cúng cô hồn cần phải được chuẩn bị chu đáo, chọn đồ tươi ngon, không bị héo, thối vì điều đó có thể làm cho các cô hồn gây quấy nhiễu nhà bạn.
Mâm cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 theo đúng chuẩn phong tục.
Dù đã có từ lâu đời nhưng không phải ai cũng biết là mâm cúng rằm tháng 7 theo đúng chuẩn phong tục sẽ gồm có những gì? Ngay dưới đây sẽ là thông tin tìm hiểu về vấn đề này dành cho bạn.
Một năm có 12 tháng nếu như tháng Giêng là tháng chúng ta chào đón năm mới, mùa xuân, tháng Chạp là tháng tiễn năm cũ thì tháng 7 lại là tháng mà mọi người dùng để tưởng nhớ đến những người đã khuất để thể hiện sự báo hiếu của mình và cũng là tháng xá tội vong nhân theo quan niệm trong đạo Phật.
Ngày rằm tháng 7 được xem là ngày quan trọng nhất trong tháng 7 và chúng ta thường thấy là nhà nhà đều thực hiện việc cúng lễ vào ngày này bởi việc cúng lễ rằm tháng 7 ẩn chứa một ý nghĩa rất lớn về tâm linh.
Và nếu bạn đang không biết mâm cúng rằm tháng 7 theo đúng chuẩn phong tục gồm những gì thì các thông tin ngay dưới đây sẽ rất hữu ích dành cho bạn.
Ngày rằm tháng 7 mang một ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người Việt Nam.
Thường thì từ ngày mùng 2 cho đến ngày 14 tháng 7 âm lịch là chúng ta thấy các gia đình đều thực hiện việc cúng lễ trong tháng Vu Lan hay còn gọi là xá tội vong nhân. Không giống như các tháng khác là phải cúng lễ đúng ngày rằm vào tháng 7 âm lịch thì mọi người có thể cúng lễ sớm hơn mà không cần phải xem ngày hay chọn ngày.
Ngày rằm tháng 7 theo sử sách để lại thì đó là ngày mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để cho các linh hồn nơi địa ngục có thể trở về trần gian để thụ lộc mà mọi người cúng lễ nên vào ngày này có rất nhiều linh hồn vất vưởng. Nếu bạn không thực hiện cúng lễ đúng chuẩn thì có thể sẽ bị các linh hồn làm cho trắc trở, khó khăn.
Đồng thời ngày rằm tháng 7 âm lịch còn là ngày mà mọi người tưởng nhớ đến những người đã khuất, nhất là cha mẹ và thể hiện tấm lòng báo hiếu của mình với cha mẹ. Điều này bắt nguồn từ truyền thuyết Bồ Tát Mục Kiền Liên đã vào địa ngục để giải cứu cho mẹ mình. Do vậy mà tháng này còn hay được gọi là tháng Vu Lan.
Mâm cúng rằm tháng 7 là điều không thể thiếu được trong tháng Vu Lan
Trong tháng 7 âm lịch hay tháng Vu Lan chúng ta thấy có rất nhiều sự kiện, hoạt động được tổ chức, nhiều nhất vẫn là mọi người tụng kinh, ăn chay, niệm Phật nhằm có thể xóa giải được những tội lỗi cho các linh hồn đã mất hay cho chúng bản thân mình được giải bỏ các tội lỗi đã mắc phải. Đồng thời, trong tháng này mọi người cũng sẽ tiến hành nhiều hoạt động từ thiện, bố thí cho người nghèo.
Mâm cúng rằm tháng 7 ở mỗi gia đình là một trong những điều không thể thiếu được trong tháng Vu Lan. Vào ngày này các gia đình tùy vào điều kiện kinh tế của mình mà sẽ làm mâm cúng với những lễ vật khác nhau để dâng lên các vị thần linh, ông bà tổ tiên nhằm thể hiện tấm lòng của mình cũng như làm mâm cúng để bố thí cho chúng sinh.
Tìm hiểu về mâm cúng rằm tháng 7 theo đúng chuẩn phong tục gồm những gì?
Có thể bạn nghe thấy được rất nhiều những điều khác nhau có liên quan đến mâm cúng rằm tháng 7 bởi mỗi vùng miền, mỗi gia đình lại có những quan niệm khác nhau thì điều đó là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, theo đúng chuẩn phong tục thì mâm cúng rằm tháng 7 ngoài việc phải chuẩn bị 3 mâm cúng ra thì bạn cần phải nhớ sắm sửa đầy đủ các lễ vật trong mỗi mâm cúng như sau:
MÂM CÚNG PHẬT
Lễ vật trong mâm cúng Phật chủ yếu là đồ chay nên ngoài việc sắm sửa hoa tươi, trái cây ra thì bạn có thể chuẩn bị thêm xôi, chè hoặc một số các món ăn chay phổ biến, dễ làm như nem chay, giò chay, canh nấm, rau củ luộc…
Mâm cúng Phật cần phải được đặt trang trọng tại nơi cao nhất ở trên bàn thờ và trước khi đó bạn cần làm vệ sinh sạch sẽ ban thờ.
MÂM CÚNG THẦN LINH, GIA TIÊN
Đối với mâm cúng thần linh, gia tiên thì bạn lại phải làm cỗ mặn với những món ăn truyền thống như gà luộc, nem rán, canh miến mọc, tôm hấp hoặc rán, bánh chưng, canh măng, giò lụa….hoặc những món ăn khác. Các món ăn này có thể chế biến theo mùa hoặc tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình bởi sau khi cúng xong thì chúng ta lại thụ lộc để hưởng.
Mâm cúng này sẽ được đặt ở phía dưới mâm cúng Phật trên ban thờ nên bạn cần chú ý cách bày trí sao cho hợp lý.
MÂM CÚNG CHÚNG SINH
Chúng sinh là những linh hồn từ địa ngục đến nên mâm cúng này bạn sẽ phải chuẩn bị gạo muối, quần áo chúng sinh các màu, cháo loãng, nước trắng, hoa quả, các loại bỏng, bánh kẹo, ngô luộc, sắn luộc, khoai lang, tiền vàng mã.
Mâm cúng chúng sinh thường được bày ở ngoài trời, trước cửa nhà và sau khi cúng xong sẽ đem tiền vàng, quần áo đi hóa rồi rắc gạo muối ra bên ngoài.
Để biết thêm các điều liên quan đến mâm cúng rằm tháng 7 theo đúng chuẩn phong tục gồm những gì bạn hãy truy cập website: https://mamcungviet.com.vn/ của chúng tôi nhé.
Những điều bạn cần biết về mâm cúng cô hồn tháng 7.
Tháng 7 âm lịch hàng năm chúng ta đều thực hiện việc cúng cô hồn nhưng không phải ai cũng biết những điều xung quanh tục lệ này. Và nội dung bài viết sau sẽ cho bạn biết một số điều về mâm cúng cô hồn tháng 7.
Trong 12 tháng của mỗi năm nếu như tháng Chạp là tháng giáp Tết mang đến cho chúng ta nhiều háo hức, mong đợi một năm mới sắp đến thì tháng 7 âm lịch lại là tháng mang tới cho chúng ta nhiều nỗi suy tư, trầm ngâm. Bởi tháng 7 thường được gọi là tháng cô hồn hay tháng Vu Lan hoặc Xá tội vong nhân.
Trong tháng này chúng ta không chỉ dành thời gian để chuẩn bị mâm cúng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên hay cảm tạ Trời Phật, Thần Linh mà còn phải chuẩn bị cả mâm cúng cô hồn nữa. Thực tế có nhiều người vẫn chưa biết rõ về mâm cúng cô hồn tháng 7. Và các thông tin ngay dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lễ cúng quan trọng trong năm này.
Từ xưa người Việt đã luôn quan niệm rằng con người bao gồm cả phần xác lẫn phần hồn và sau khi chết đi thì phần xác sẽ không tồn tại, trở về với cát bụi nhưng còn phần hồn thì vẫn còn tồn tại. Phần hồi này sẽ được đi về đâu thì còn tùy thuộc vào nghiệp mà người đó khi còn sống đã tạo nên.
Nếu như lúc sống người đó làm nhiều điều thiện lương thì sẽ được luân hoàn đầu thai sang kiếp khác làm người. Còn nếu người đó làm nhiều điều ác thì sẽ không được siêu thoát mà phải vất vưởng sống ở trần gian để trở thành cô hồn. Bên cạnh đó thì những người chết nếu không được cúng bái cho đoàng hoàng thì cũng sẽ bị trở thành cô hồn vất vưởng.
Ông cha ta quan niệm là vào ngày rằm tháng 7 âm lịch thì Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để cho những cô hồn có thể lên trần gian để hưởng lộc cho ăn uống no nê. Đồng thời đây cũng là thời điểm mà ở nhiều nơi sẽ làm lễ cầu siêu nên cô hồn có cơ hội nghe tụng kinh niệm Phật có thể ăn năn hối lỗi, quay về âm phủ tu học sẽ được chuyển kiếp. Chính bởi vậy mà tháng 7 âm lịch thường được nhiều người gọi là tháng cô hồn.
Khi cúng cô hồn tháng 7 bạn cần phải lưu ý.
Các món cần chuẩn bị trong mâm cúng cô hồn của tháng 7 thường chỉ là các món chay vì theo quan niệm từ xưa để lại thì nếu bạn cúng món mặn sẽ có thể phát sinh lòng tham, sân, si của những cô hồn này.
Không giống như các mâm cúng khác là cúng xong để hạ xuống cho con cháu thụ lộc, riêng mâm cúng cô hồn sau khi cúng xong lại mang ra bên ngoài đường, xóm, ngõ để cho bọn trẻ còn đến tranh nhau lấy đi. Vì điều này thể hiện được sự tán lộc ra bên ngoài.
Bạn nên tiến hành cúng cô hồn vào buổi chiều hoặc tối để các cô hồn có thể thụ hưởng lễ vật. Bởi vì tương truyền rằng sau 12 giờ trưa là thời gian mà các cô hồn mới xuất hiện được. Chính vì thế nếu bạn cúng trước 12 giờ trưa thì dù có nhiều lễ vật đến đâu thì họ cũng không thể thụ hưởng được.
- Mâm cúng cô hồn nên đặt ở ngoài trời, không nên đặt trong nhà. Nếu đặt trong nhà sẽ thu hút người âm vào nhà. Điều này sẽ mang đến nhiều điểu không tốt cho gia chủ và người thân
- Đối với phần lễ vật sau khi cúng cô hồn thì không nên ăn. Bạn nên cho vào bao ni lông treo trước cổng nhà.
- Sau khi cúng xong, bạn mới tiến hành đốt giấy tiền vàng bạc. Sau đó mới tiến hành rải gạo muối ra nhiều hướng. Phần gạo là để cô hồn thụ hưởng, còn phần muối có mục đích tiễn người âm đi.
- Khi cúng cô hồn nói riêng và các lễ cúng bái khác nói chúng bạn nên chọn thắp hương với con số lẻ chẵn hạn như 1,3,5,7,…
- Đối với nhiều người thì cho rằng cúng mâm chay sẽ giúp cho các cô hồn dễ dàng được siêu thoát hơn. Tuy nhiên, cúng chay hay mặn là tùy vào tâm niệm và điều kiện của bạn. Thế nhưng vào những ngày cúng cô hồn không nên sát sinh động vật. Bởi vì điều này vô tình gây thêm tội nghiệp cho các vong hồn này.
- Khi nấu cháo thánh cho càng nhiều nước càng tốt. Theo tương truyền rằng những cô hồn này sau khi chết sẽ có thực quản rất nhỏ (hay được gọi là cổ kim). Chính vì thế cháo càng loãng sẽ giúp cho họ ăn cháo dễ dàng hơn.
- Khi cúng cô hồn không nên cầu xin điều gì cho gia chủ và người thân. Bạn chỉ nên tâm niệm san sẻ hương hoa, trái cây và các lễ vật khác cho các cô hồn.
- Không nên cho những bà mẹ đang mang thai, trẻ con và người lớn tuổi đến gần mâm cúng cô hồn. Theo ông bà ta truyền lại thì những người này nếu hợp với người âm thì sẽ bị họ bắt đi theo.
- Bạn không nên đọc bài văn khấn trước khi diễn ra lễ cúng, Vì bài văn này được xem là lời mời, thông báo cho các cô hồn đến thụ hưởng lễ vật. Nếu bạn chưa tiến hành nghi thức mà đã mời họ đến sẽ khiến họ chờ đợi lâu. Từ đó sẽ khiến họ nổi nóng, bực mình và làm ra những điều không tốt cho những người trong nhà
- Không được ăn vụng đồ trước khi cúng. Vì như thế được đánh giá là xúc phạm đến vong linh những người đã khuất.
- Không nên để các động vật như chó, mèo đến chỗ đặt mâm cúng.
- Hóa vàng xong mang đĩa gạo và muối ra đứng từ trong nhà để tung ra đường theo nhiều hướng khác nhau chứ không được tung phía ngược lại.
Đơn vị cung cấp mâm cúng cô hồn trọn gói tại TPHCM.
Nếu bạn tự tay chuẩn bị một mâm đồ cúng vào những ngày cúng cô hồn thì quả là điều đáng quý. Thế nhưng đối với những người có công việc quá bận rộn thì tìm đến các đơn vị dịch vụ là một giải pháp tối ưu nhất.
Đối với việc tự chuẩn bị lễ vật thì đòi hỏi bạn phải là một người hiểu biết, có chút kiến thức về cúng cô hồn. Còn nếu chọn các đơn vị cung ứng dịch vụ thì bạn sẽ được phục vụ tất cả những lễ vật, văn khấn và các vật dụng liên quan đến lễ cúng đầy đủ nhất.
Bạn không cần phải là người có quá nhiều sự hiểu biết vẫn có được một mâm đồ cúng phù hợp nhất. Cũng chính vì thế mà số lượng người tìm đến đơn vị cung ứng dịch vụ đồ cúng ngày càng nhiều.
Hiện nay, do nhu cầu cúng bái của người dân có chiều hướng gia tang. Chính vì thế mà đã có không ít dịch vụ đã được mở ra để đáp ứng tối đa những nhu cầu này. Điều quan trọng là bạn cần tìm đến những dịch vụ tốt, có uy tín để có được những mâm cúng đầy đủ và phù hợp nhất.
Một trong số đó thì dịch vụ đồ cúng trọn gói Mâm Cúng Việt đang được nhiều người đánh giá cao về chất lượng. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đồ cúng tâm linh đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có thể sở hữu được nhiều mâm cúng phù hợp với mục đích của mình
Bên cạnh đó, Mâm Cúng Việt còn có một đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên nghiệp chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng những loại dịch vụ tốt nhất. Tất cả các lễ vật, văn khấn và các dụng cụ khác đều được chuẩn bị chu toàn.
Mâm Cúng Việt là đơn vị cung ứng rất nhiều loại mâm cúng khác nhau như: Mâm cúng đất đai, mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi,… Bên cạnh đó, đơn vị cũng xây dựng nhiều gói dịch vụ khác nhau. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể tùy ý những gói dịch vụ phù hợp nhất đối với mình. Về phần giá cả thì các dịch vụ của chúng tôi được đánh giá là cạnh tranh hơn các đơn vị khác trên thị trường.