Giới thiệu tổng quan về Mâm cúng giỗ tổ nghề bán buôn – kinh doanh
Truyền thống cúng giỗ tổ nghề nói chung ở Việt Nam là một nghi lễ rất được chú trọng, giỗ tổ nghề bán buôn, kinh doanh cũng vậy. Bài viết này của chúng tôi sẽ làm rõ cho mọi người biết về mâm cúng giỗ tổ nghề bán buôn, kinh doanh.
Lễ cúng giỗ tổ nghề ở Việt Nam
Thờ tổ nghề ở Việt Nam được coi là một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là nghi lễ thể hiện sự biết ơn đến những vị sáng lập, có công mở mang tri thức của ngành nghề đến nhân dân, nuôi dưỡng đạo lý cội nguồn uống nước nhớ nguồn và ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Những người làm trong các nghề dịch vụ thường sinh sống quây quần với nhau thành những nhóm nghề, những phường nghề hay làng nghề. Lòng biết ơn những vị đã sáng lập và truyền nghề cho mình, thờ phụng những vị tổ trong của nghề mình đang làm. Việc lập bàn thờ tổ có thể làm tại gia, vào những ngày tuần tiết, lễ tết đều có cúng cấp. Nhưng thông thường phổ biến hơn cả là ở các phường nghề, hay các làng nghề lập miếu hay đình riêng để thờ các vị tổ nghề riêng của nghề mà tại các phường, làng mình đang làm việc. Nhiều vị tổ trong nghề còn được người làm nghề thờ trong phạm vi lớn và hoành tráng.
Thông thường , trong một năm thì lễ cúng giỗ tổ nghề được xem là ngày quan trọng nhất sẽ là ngày kỵ nhật của chính vị tổ nghề đó, đối với những vị mà mọi người đều biết hoặc là ngày nhất định được chọn mà mọi người trong phường hay trong làng đều theo một nghề kể trùng ngày kỵ nhật tổ nghề của mình.
Thờ phụng vị tổ nghề thì người ta sẽ cầu mong các vị phù hộ độ trì cho công việc luôn được suôn sẻ, buôn may và bán đắt hoặc lúc đi làm ăn xa tránh được sự rủi ro. Sau khi công việc đó có kết quả rồi, người ta sẽ làm lễ tạ ơn các vị. Ngày kỵ nhật của tổ nghề tại phường còn được gọi là ngày giỗ tổ phường.
Ông Tổ Nghề được hiểu là người đi đầu trong nghề và có nhiều công lao to lớn trong việc sáng lập, việc truyền bá và phát triển một ngành nghề nào đó.
Giỗ tổ nghề ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời, do đó phong tục giỗ tổ nghề ở Việt Nam không chỉ là phong tục dành riêng cho người tạo nên nghề mà đây còn là người đã phát triển và có công lớn, góp phần giữ gìn nối nghiệp cho những đời sau.
Cúng giỗ tổ nghề nói chung và giỗ tổ nghề bán buôn nói riêng không chỉ để tưởng nhớ đến người đã sáng lập ra nghề đó mà còn là sự thể hiện lòng biết ơn công lao của người đã có công gìn giữ và phát triển ngành nghề, góp phần giúp cho nghề nghiệp ngày càng được đi lên, ngày càng phổ biến hơn trong xã hội và đem lại cho người làm trong nghề thu nhập cao hơn.
Bên cạnh việc thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ những vị đã có công sáng lập cũng như phát triển đối với ngành nghề thì mâm cúng giỗ tổ nghề kinh doanh bán buôn còn là một cách để cho những người làm trong nghề xin các vị tổ sư phù hộ và dõi theo họ để công việc làm ăn của họ luôn được may mắn, được suôn sẻ cũng như tránh được các rủi ro trong nghề.
Cách bày biện mâm cúng giỗ tổ nghề ở nước ta mỗi nơi mỗi khác nhau, tùy vào văn hóa từng vùng miền cũng như truyền thống văn hóa vùng miền của từng vùng.
Ý nghĩa của nghi lễ cúng giỗ tổ nghề kinh doanh bán buôn
Tổ nghề thường gọi là Đức Thánh Tổ hoặc có tên gọi khác là Tổ Sư, đây là người có công lao lớn trong việc sáng lập và truyền bá cũng như phát triển một nghề nào đó. Phần lớn vào ngày giỗ tổ thì các ngành nghề đều không phải là mới ra đời từ lúc có người sáng lập mà đã có từ trước do vậy, có thể nói rằng phong tục làm lễ cúng nghi lễ giỗ tổ nghề không chỉ dành riêng cho người tạo ra nghề mà còn là người đã phát triển, có công lớn trong việc gìn giữ và phát huy nghề nghiệp cho đời sau.
Nghi lễ cúng giỗ tổ nghề bán buôn mang ý nghĩa tâm linh
Sinh hoạt văn hóa tâm linh là sợi dây gắn kết tinh thần của cộng đồng những người làm nghề lại với nhau. Đình, đền hay là nhà thờ tổ nghề thì đều là nơi để thờ cúng Tổ nghề nhưng cũng là một nơi để diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt của phường nghề. Đây là nơi gặp gỡ, là nơi giao lưu và chia sẻ về những công việc sản xuất và kinh doanh. Nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt Nam này được thể hiện rõ nét nhất qua những dịp như trong ngày giỗ Tổ nghề, các ngày lễ tết, hay ngày sóc vọng…Đây đều là dịp để mỗi người thợ trong nghề bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với Tổ nghề và đồng thời đây là nơi giúp kết nối tinh thần cộng đồng lại với nhau. Xây dựng một tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, tạo niềm tin cũng như cách ứng xử trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính là ý nghĩa to lớn nhất mà sinh hoạt văn hóa tâm linh của nét tín ngưỡng này đã mang lại.
Nhằm giáo dục đạo đức văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ
Dân gian ta vẫn quan niệm rằng, nghề nào thì có ông thầy của nghề đó. Những ông thầy này được người trong nghề tôn kính và gọi chung lại là Tổ nghề. Đây là người đã có công sáng lập ra ngành nghề đó, đồng thời là người đã truyền nghề cho những thế hệ sau. Là chỗ dựa tinh thần cho con cháu về sau nhất là những lúc gặp khó khăn hay hoạn nạn.
Tổ nghề thường là những người có học rộng, tài cao, là những người thông minh, rất thức thời và nhạy bén. Do đó, dù là trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào thì họ cũng vượt qua được. Thông thường, tổ nghề là người đã có công lớn với đất nước. Họ là tổ nghề đồng thời vừa là quan chức giữ chức vụ khác nhau. Họ có công lao to lớn trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm cho nên được người dân khắp mọi nơi tôn kính. Vì vậy, việc thờ cúng Tổ nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục đạo đức cho thế hệ mai sau, giúp cho con cháu hiểu hơn về công lao của các vị tổ nghề, đồng thời cũng lấy đó làm tấm gương để noi theo.
Ý nghĩa bảo vệ uy tín của ngành nghề
Để giữ sự uy tín cho các sản phẩm, mỗi ngành nghề đều có những quy định dành riêng mà buộc các thành viên trong nghề phải cam kết thực hiện nó. Mỗi thành viên làm trong nghề phải chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ uy tín của phường nghề cũng như giữ gìn cho chữ tín trong sản xuất và kinh doanh, bởi vì dù là sự hưng thịnh hay suy vong trong mỗi nghề thì đều xuất phát từ chữ tín mà nên. Chữ tín của nghề chính là niềm tin mà khách hàng đã dành cho họ. Khi có được niềm tin từ khách hàng sẽ có bạn hàng và đối tác, cùng với đó là công việc làm ăn, bán buôn sẽ suôn sẻ và phát đạt.
Những quy định chặt chẽ này đều xuất phát từ sự uy tín và chất lượng của sản phẩm mỗi phường nghề, nó đòi hỏi mỗi người trong sản xuất kinh doanh phải luôn luôn có tâm đối với nghề nghiệp để tạo dựng nên lòng tin và cùng nhau xây dựng nên thương hiệu riêng cho sản phẩm của ngành nghề mình chọn. Đó là một hình thức cam kết riêng của người sản xuất đối với khách hàng nhằm tạo nên những sản phẩm đạt chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu chung của xã hội.
Góp phần giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh
Từ sự gắn kết với nhau trong truyền thống sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt, tín ngưỡng thờ cúng giỗ tổ nghề có sự ảnh hưởng lớn lao đến những hoạt động như buôn bán, kinh doanh như: việc tiêu thụ sản phẩm, các nguyên vật liệu, kỹ thuật, mở mang mạng lưới chợ phục vụ cho mua bán. Mỗi một phường nghề thường có các hoạt động nhằm giúp đỡ cho những người đã gặp khó khăn trong phường nghề. Đó thường là những khó khăn về vốn, về nguồn hàng hay khách hàng. Tinh thần tương trợ lẫn nhau ấy xuất phát từ những nét tinh thần tương thân, tinh thần tương ái của người Việt nói chung và tinh thần đoàn kết, sự gắn bó của người làm nghề trong mỗi phường hay hội nói riêng.
Vào những dịp giỗ Tổ nghề hay lễ tết thì các phường nghề sẽ tổ chức gặp mặt, giao lưu, do đó ngoài việc thể hiện tấm lòng biết ơn và sự tri ân của người làm nghề thì đây cũng chính là một dịp đoàn viên của tất cả phường nghề để cùng ôn lại quá trình người trong nghề sản xuất trong năm, trao đổi với nhau, phổ biến cho nhau những kinh nghiệm hay và những bí quyết ngành nghề để thay đổi, cải tiến chất lượng của sản phẩm. Quan trọng hơn hết, trong những dịp quan trọng như vậy, các phường nghề thường sẽ có lễ trình nghề, đây là một hình thức giới thiệu và tiếp thị cho những sản phẩm mới ra đời của nghề mình. Qua đây, sẽ có hơn nhiều mối làm ăn và buôn bán sẽ được thiết lập, tạo dựng nên niềm tin và thương hiệu của mỗi nghề.
Ông tổ nghề bán buôn là ai?
Theo như truyền thuyết xa xưa thì Chử Đồng Tử – một thương nhân bậc đầu của đất nước con người Việt Nam và ngoài ra còn là vị thần linh nhằm bảo hộ cho nghề buôn bán, kinh doanh. Mỗi một lần các miếu thờ vị Chử Đồng Tử và Tiên Dung thì sẽ đều dừng thuyền và sau dò đi lên bờ thắp hương với mục đích nhằm cầu khấn được phù hộ.
Giỗ tổ nghề buôn bán ngày mấy?
Theo truyền thống kể lại thì ngày giỗ tổ nghề bán buôn kinh doanh là ngày mùng 10 – 15 tháng Âm lịch tại thôn Đa Hòa, Châu Giang tổ chức giỗ tổ nghề với nhiều nghi lễ cúng vái tổ nghề buôn bán.
Trên bàn thờ trong ngày cúng giỗ tổ nghiệp ngành bán buôn thường các nghệ sĩ sẽ chuẩn bị lễ vật, chủ yếu là heo quay nguyên con, gà luộc, xôi và chè là chính.
Để an tâm về mâm cúng giỗ tổ nghề thì bạn không nên bỏ qua thương hiệu Đồ Cúng Việt Nam. Thương hiệu này chuyên cung cấp dịch vụ cho khách hàng về mâm cúng giỗ tổ nghề cho bạn lựa chọn, an tâm an toàn.