Cúng cô hồn hàng tháng có cần thiết không?

Có nên cúng cô hồn hàng tháng hay không. Cúng cô hồn mùng 2 và 16 có cần thiết không? Quên cúng có sao không. Tìm hiểu tục lệ và mâm cúng cô hồn đầy đủ và chính xác nhất.

Có nên cúng cô hồn hàng tháng không. | cúng rằm tháng bảy, cungs rawmf thangs 7, cúng rằm tháng 7 ngày nào, baicung ramthang7, ngày xá tội vong nhân, cơm cúng rằm tháng 7, mâm cúng cô hồn mùng 2 16, mâm lễ cúng rằm tháng 7, đồ cúng rằm tháng 7, mâm cỗ rằm tháng 7

Việc cúng cô hồn được người dân Việt Nam thực hiện vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm. Nhưng nhiều người lại làm mâm cúng cô hồn hàng tháng vào những ngày cố định như mùng 2 và 16 âm lịch. Vậy điều này có được phép hay không và mâm cúng cô hồn bao gồm lễ vật gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới.

BÁO GIÁ MÂM CÚNG CÔ HỒN

  • Mâm Cúng Cô Hồn Mùng 2 & 16
  • Mâm Cúng Rằm Tháng 7
  • Mâm Cúng Cô Hồn Tháng 7

Cúng cô hồn là gì?

Cô hồn là những linh hồn không nơi nương tựa, không được người thân thờ cúng. Việc tiến hành nghi thức cúng linh hồn tượng trưng cho lòng nhân đạo và sự san sẻ, yêu thương trong tâm thức của mọi người. Tục lệ này được bắt nguồn từ Trung Quốc và vẫn được lưu truyền ở Việt Nam đến nay.

Tương truyền, cứ đến ngày rằm tháng 7 Âm lịch; Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để mọi vong hồn được quay trở lại nhân gian thăm người dân. Thời gian từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và quay trở lại Âm phủ vào ngày 15 tháng 7.

Với những linh hồn vất vưởng, cô đơn và không được ai thờ cũng sẽ trở nên đói khát. Chúng thường quấy nhiễu con người nên người ta phải làm một mâm lễ dâng đến các vong hồn đó. Và nghi thức cúng cô hồn từ đó mà ra.

Việc tổ chức lễ cúng cô hồn thường được tổ chức vào tháng 7 Âm lịch. Nhưng nhiều gia đình vẫn tiến hành nghi lễ cúng cô hồn hàng tháng; chủ yếu là những người kinh doanh buôn bán. Bởi họ quan niệm rằng, vong linh cô hồn rất đói khát; hay quậy phá nên họ cúng để công việc làm ăn diễn ra thuận lợi hơn. Mọi thứ được thuận buồm xuôi gió, hạn chế sự xui rủi, không may mắn.

Bên cạnh đó, nghi thức này còn tượng trưng cho sự bố thí, san sẻ nỗi đau từ vong linh thiếu phước luôn bơ vơ; không nơi cư trú hoặc linh hồn lang thang không được siêu thoát. Đó là một tục lệ lâu đời ở nước ta, được xem là làm việc tốt tích đức. Cuộc sống ở cõi trần cũng nhờ vậy mà thêm thoải mái và an lành hơn; không còn lo lắng nhiều về sự quấy nhiễu, cản trở công việc, sức khỏe.

Tổ chức lễ cúng cô hồn hằng tháng diễn ra vào ngày mùng 2 hoặc 16 Âm lịch [ mâm cúng rằm 2 16 ]. Vào những ngày này, người ta chuẩn bị lễ vật; nhưng không trang trọng như rằm tháng 7 để cúng vong hồn. Thời điểm cúng tầm xế chiều hoặc tối để cô hồn nhận được lễ vật dễ dàng hơn.

Riêng miền Bắc và miền Trung thường cúng vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng. Lễ vật ở từng vùng miền cũng có sự khác biệt đôi chút chứ không nhất thiết phải theo một quy chuẩn nhất định.

Lễ vật cúng cô hồn hàng tháng gồm những gì?

Tùy vào phong tục vùng miền và lòng thành kính của bạn mà mâm lễ vật cúng cô hồn hàng tháng có sự thay đổi. Việc làm lễ phải chứa đựng lòng thành kính, thật tâm của mình. Mọi thứ chuẩn bị thật tươm tất, gọn gàng và sạch sẽ.

Dưới đây là mâm cúng của từng vùng khác nhau, chẳng hạn:

Lễ vật cúng cô hồn miền Bắc

Mâm cúng cô hồn hàng tháng ở miền Bắc khá đơn giản; gồm những thứ xuất hiện nhiều trong đời sống hằng ngày. 

  • 1 bình hoa, 2 chén trà, 3 cây nhang
  • 1 cây nến, 1 bát chè, 1 bát muối trắng nhỏ
  • Tiền lẻ, tiền vàng mã
  • Mâm ngũ quả, 7 bát cháo trắng loãng.

Bạn có thể thấy món cháo trắng là lễ vật không thể thiếu trong nghi thức cúng. Bởi theo quan niệm, đó là món các vong hồn dễ ăn nhất do thực quản của chúng nhỏ; thay thế cho cả món mặn lẫn món chay.

Mâm cúng cô hồn hàng tháng ở miền Trung

Người miền Trung có ngày cúng cô hồn hàng tháng tương tự như người miền Bắc. Tuy nhiên, lễ vật mâm cúng dâng lên có đôi chút khác biệt:

  • 1 cây nến, 2 chén trà, 3 cây nhang
  • Bình hoa và mâm ngũ quả
  • 7 bát cháo trắng loãng
  • Bỏng chay, ngô khoai luộc, bát nước
  • Trầu cau, tiền vàng mã.

Mâm cúng cô hồn hàng tháng ở miền Nam

Khác biệt với miền Bắc và miền Trung, người miền Nam chuẩn bị khá nhiều thứ trong ngày cúng lễ cô hồn hàng tháng như:

  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 3 ly nước
  • 5 bát cơm vắt, 12 cục đường thẻ, 12 chén cháo trắng loãng nhỏ
  • Mía, bánh kẹo, tiền, mặt, vàng mã
  • 2 ngọn nến, mâm ngũ quả, trầu cau và hoa tươi.

Ngoài việc chuẩn bị các thứ lễ vật thì gia chủ cần đặt cái tâm của mình vào đó. Mong cầu chúng sanh được ăn no, ăn đủ để vui vẻ khi trở lại Địa ngục. Đồng thời phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của mình thêm thuận lợi, tiến tới và ngày càng phát triển hơn.

Bài văn khấn cúng cô hồn hàng tháng

Bài văn khấn cô hồn hàng tháng khác với ngày cúng vào rằm tháng 7. Bạn có thể tham khảo bài trong quyển Văn khấn cổ truyền Việt Nam hoặc nhờ thầy phong thủy soạn sẵn.

BÀI CÚNG CÔ HỒN | rằm tháng 7 cúng ngày nào, rầm tháng 7, mâm cỗ cúng rằm, cúng rằm tháng 7 tại nhà, cúng xe rằm tháng 7, đồ cúng rằm tháng 7 đơn giản, chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7, đốt mã rằm tháng 7 vào ngày nào, cúng tháng 7 vào ngày nào, đồ cúng cô hồn tháng 7, làm rằm tháng 7 vào ngày nào, đồ lễ cúng rằm tháng 7, mâm cúng gia tiên, cúng mùng 1 tháng 7

Khi đọc bài khấn, gia chủ đứng ở giữa mâm cúng. Lúc cúng tay đưa ngang lên trán và vái ba cái. Khi đã đọc xong bài văn khấn, gia chủ lạy thêm 4 lạy và vái 3 vái.

Khấn là lời trình bày đến tổ tiên và liên quan đến người phá cỗ. Vì thế, trong bài khấn hải có đầy đủ ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình cũng như thành viên trong gia đình. Tiếp đến là lý do cúng và lời cầu nguyện gửi tới thần linh, tổ tiên và các vong hồn. Gia chủ đọc bài văn khấn một cách chân thành, bày tỏ được tấm lòng của mình.

Điểm cần lưu ý khi cúng cô hồn hàng tháng

Để mọi việc được diễn ra suôn sẻ, theo ý muốn thì bạn phải biết cách cúng sao cho đúng. Như thế thì vong hồn mới nhận được các lễ vật mình dâng lên. Gia chủ cần lưu ý đến một số điều như sau:

  • Không được đặt mâm lễ cúng cô hồn ở trong nhà mà phải đặt ngoài sân hoặc ngoài đường
  • Cúng từ chiều đến tối, vì ban ngày dương khí mạnh, lấn át âm khí của vong hồn nên chúng trở nên rất yếu, không thể nhận lễ vật được.
  • Nên sử dụng đồ chay để cô hồn dễ siêu thoát hơn. Lúc khấn vái không nên cầu xin gì mà chỉ cần gửi lời thành tâm để lấy lộc cho cô hồn.
  • Không để người già, trẻ em hoặc phụ nữ mang thai đến gần khi đang cúng cô hồn vì rất dễ bị trêu chọc, quấy rối.
  • Không nên cúng đồ mặn hoặc gà, xôi trong lễ cúng cô hồn. Tiền vàng đặt trong mâm phải rải ra theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc. Thắp hương 3,5 hoặc 7 cây cũng chia theo từng hướng tương tự như tiền vàng mã vậy.

Một số câu hỏi thường gặp khi cúng cô hồn hàng tháng

Để không phạm phải điều cấm kỵ trong tâm linh và nghi thức được diễn ra hoàn chỉnh, bạn cần tuân thủ những lưu ý. Ngoài ra, gia chủ cần tham khảo thêm cách mời cô hồn, cách đưa vong hồn ra khỏi nhà mình hiệu quả nhất.

Cách mời cô hồn đi

Hoàn tất mọi thủ tục cúng vẫn chưa gọi là xong nếu bạn chưa mời vong hồn đi, tức là phải có thủ tục “tiễn khách”. Nếu quên, các vong hồn sẽ ở lại nhà của gia chủ, quẩn quanh mãi không đi được hay còn được xem là đưa vong hồn vào nhà.

Bởi vậy mà trong bài cúng thường có đoạn “Bây giờ nhận hưởng xong rồi, dắt nhau già trẻ về nơi âm phần”. Sau đó, bạn tiến hành vãi muối và gạo ra sân, ra đường rồi đốt vàng mã. Như thế mới an tâm không lo vong hồn ở lại trong nhà và quấy phá gia đình.

Một tục lệ khá đặc biệt trong ngày này đó là giật cô hồn. Những người sống giành giật mâm cúng và được gia chủ phát tiền cho. Bởi họ tin rằng, càng giành giật đông càng chứng tỏ cô hồn sẽ không đến quấy phá nhà mình nữa. Gia chủ sau khi cúng xong phân hát thực phẩm, đồ đạc và tiền để chia sẻ tấm lòng và giúp đỡ người khác. Tuy vậy, cũng có một số người xông vào cướp đồ cúng ngay khi hóa vàng xong, thậm chí là vừa thắp hương xong đã lấy hết.

Đồ cúng cô hồn hàng tháng có ăn được không?

Khi bạn tiến hành các nghi lễ cúng cho cô hồn, hóa vàng và mời cô hồn đi thì có thể ăn đồ cúng được. Không sợ nhiễm âm khí hoặc bị vong nhập vào người. Nếu không ăn thì có thể cho người khác, tuyệt đối không được đổ đi trừ trường hợp không thể ăn được.

Cúng cô hồn sai cách dễ đưa vong hồn vào nhà

Một số kiểu cúng sai cách dẫn tới việc đưa các vong hồn vào nhà một cách vô tình. Các vong khi đã vào được nhà sẽ quấy rối gia chủ hoặc giúp gia chủ thuận lợi nhiều đường.

Sau khi cúng cô hồn xong, nếu gia đình liên tục gặp nhiều chuyện không vui, bất an. Ngủ không yên giấc, trẻ con hay quấy khóc thì xử lý như cách sau đây.

Làm một mâm cơm chay hoặc mặn, hoặc trái cây. Thêm đèn, nến, một ít tiền vàng mã, nước, bánh kẹo dâng lên bàn thờ gia đình.

Gia chủ khấn vái chư phật, thần linh thổ địa theo tập tục cúng thường ngày để cứu rỗi linh hồn khốn khổ, linh hồn lai vãng trong nhà nhưng không siêu thoát được. Thành tâm cầu khấn để bề trên phù hộ độ trì dẫn dắt hoặc chỉ đường dẫn lối cho các vong này đi về âm giới. Bước cuối cùng là mang vàng mã đi hóa.

Có nên sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng cô hồn hàng tháng không?

Như đã thông tin ở trên, mâm cúng cô hồn hàng tháng khá ít và đơn giản nên bạn có thể tự chuẩn bị được. Nhưng nếu gia chủ muốn tiết kiệm thời gian và đảm bảo không có sai sót thì nên sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng. Tuy nhiên, hải chọn những đơn vị chuyên nghiệp, uy tín để đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng và đảm bảo an toàn vệ sinh nhất.

Đồ cúng Việt Nam tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ mâm cúng uy tín và chất lượng nhất. Mọi thứ đều được chuẩn bị vừa đẹp lại vừa vặn, không thừa không thiếu với mức giá rất hợp lý. Ngoài mâm cúng cô hồn hàng tháng, chúng tôi còn cung cấp mâm cúng thôi nôi, đầy tháng, nhập trạch, động thổ,… Chỉ cần khách hàng liên hệ, đồ cúng sẽ được giao đến tận nơi, cam kết đúng thời gian, không làm ảnh hưởng đến việc của quý khách.

Bài viết trên vừa giúp bạn trả lời câu hỏi có nên cúng cô hồn hàng tháng hay không. Hi vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc bày cúng theo tháng. Liên hệ với Đồ cúng Việt Nam để được tư vấn cụ thể thêm về dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói chuyên nghiệp nhất bạn nhé.

Bài viết liên quan