Cúng mùng 2 tết và những điều bạn cần biết

Bước vào năm mới âm lịch mỗi người chúng ta đều háo hức, hân hoan chờ đợi những điều tốt đẹp. Bắt đầu từ ngày mùng 1 tết mọi người không chỉ tụ họp. Mà còn để chuẩn bị những mâm cúng với ý nghĩa vô cùng quan trọng theo đúng phong tục truyền thống. Và cúng lễ vào ngày mùng 2 tết cũng là một trong những điều không thể thiếu đối với các gia đình người Việt.

Việc chuẩn bị cho cúng lễ ngày mùng 2 tết không thua kém gì so với ngày mùng 1. Nên nhiều gia đình đã chuẩn bị các đồ lễ từ trước đó để tránh việc bị thiếu sót. Thực tế đã cho thấy là việc cúng mùng 2 tết ở nước ta đang có nhiều sự khác biệt do phong tục ở mỗi vùng. Cộng thêm với sự khác biệt trong quan điểm của nhiều gia đình đã tạo nên nét độc đáo riêng cho việc cúng lễ này.

Và để có thể hoàn thành trọn vẹn việc cúng lễ vào ngày mùng 2 tết theo đúng phong tục truyền thống thì bạn hãy dành thời gian đọc những điều cần biết ở phần nội dung ngay sau đây.

Bạn có biết về ý nghĩa của việc cúng ngày mùng 2 tết?

Nếu như việc cúng lễ vào buổi sáng và buổi chiều mùng 1 tết là để dâng lên các vị thần linh, tổ tiên ông bà lời cầu xin cho một năm mới bình an, thịnh vượng thì cúng lễ ngày mùng 2 tết cũng không có quá nhiều ý nghĩa khác biệt.

Vào buổi sáng ngày mùng 2 tết mỗi gia đình vẫn chuẩn bị đầy đủ mâm cúng dâng lên bàn thờ thần linh và gia tiên. Khi dâng mâm cúng lên thì gia chủ cũng sẽ dâng lời cầu xin của mình, đó là mong các vị thần linh và tổ tiên ông bà phù hộ cho bản thân gia chủ cùng các thành viên trong gia đình gặp được nhiều điều tốt đẹp, may mắn.

Theo quan niệm dân gian truyền lại thì ngày mùng 1 là chúng ta mời các vị thần linh, ông bà tổ tiên về để ăn tết cùng với mọi người trong gia đình. Ngày mùng 2 tết cúng lễ là để thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thảo của gia đình đối với thần linh, tổ tiên ông bà. Chính vì vậy mà việc chuẩn bị mâm cúng vào ngày mùng 2 tết cũng quan trọng không kém.

Bên cạnh đó thì mùng 2 tết còn là ngày mà các gia đình trong họ hàng thường đến thăm hỏi, chúc tết nhau và thường mọi người sẽ dùng cơm tại nhà gia chủ nên việc chuẩn bị mâm cúng lễ còn để thuận tiện cho việc xin lộc xuống cho con cháu thụ lộc. Đầu năm mới mà được thụ lộc cúng thần linh, tổ tiên ông bà thì không còn gì hạnh phúc, may mắn bằng. Đây là điều đã in sâu trong tâm lý của người Việt từ bao đời nay.

Đối với nhiều người việc cúng lễ ngày mùng 2 tết còn có một ý nghĩa quan trọng khác đó chính là gửi gắm lời cầu xin của mình tới các vị thần linh hiện đang cai quản bản địa để các ngài phù hộ cho công việc làm ăn được hanh thông, luôn được mạnh khỏe và thuận lợi trong cuộc sống.

Cách thức chuẩn bị mâm cúng ngày mùng 2 tết của mỗi vùng có sự khác biệt

Dù là ngày lễ truyền thống của người Việt nhưng mỗi vùng miền tại nước ta lại có sự khác biệt riêng về cách thức chuẩn bị mâm cúng vào ngày mùng 2 tết. Điều đó thể hiện rất rõ nét qua những lễ vật được dâng lên trên mâm cúng của các gia đình ở mỗi vùng, cụ thể là:

Miền Bắc

Đối với người miền Bắc thì mâm cỗ cúng truyền thống ngoài những lễ vật cơ bản như trái cây, rượu, hoa tươi, xôi, chè…ra còn có thêm sự xuất hiện của mâm cơm cúng với nhiều món ăn thịnh soạn, có hương vị hấp dẫn.

Những món ăn thường được chọn để dâng lên mâm cơm cúng của người miền Bắc gồm có bánh chưng, gà luộc, nem rán, giò chả, nộm, thịt đông, rau xào, canh miến, canh măng nấu chân giò hoặc sườn, dưa muối, hoa quả hoặc chè để tráng miệng.

Số lượng các món ăn có thể thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào lượng người ăn của mỗi gia đình cũng như quan điểm riêng của từng nhà. Trong vài năm trở lại đây có nhiều gia đình chọn thêm nhiều món ăn mới lạ khác để dâng lên trên mâm cúng như cá chép, thịt bò…Chỉ cần bạn thành tâm còn việc cúng lễ món ăn nào cũng không phải là điều quá quan trọng.

Miền Trung

Khác với các gia đình ở miền Bắc thì những gia đình ở miền Trung ngoài điểm tương đồng về chuẩn bị lễ vật cần thiết ra lại có sự khác biệt khá lớn trong việc chuẩn bị các món ăn dâng lên mâm cơm cúng.

Người miền Trung thường chọn những món ăn để dâng lên mâm cơm cúng là bánh tét, chả ram, rau sống, rau xào, thịt kho…Đa phần các món ăn đều được bày trí trên những chiếc đĩa nhỏ để thể hiện sự chắt chiu của người dân vùng đất này.

Có nhiều gia đình còn dâng lên mâm cơm cúng những món ăn có vị cay và hơi mặn để thể hiện được sự khó nhọc, vất vả quanh năm của người dân vùng biển, từ đó cầu xin sự che chở của các vị thần linh cho mưa thuận gió hòa.

Miền Nam

Các lễ vật cơ bản trên mâm cúng người miền Nam cũng chuẩn bị giống như miền Bắc và miền Trung. Chỉ riêng có mâm cơm cúng là có sự khác biệt rõ nét về những món ăn mang đậm chất vùng miền.

Mâm cơm cúng vào ngày mùng 2 tết của người dân miền Nam chủ yếu gồm những món ăn quen thuộc như thịt kho tàu, bánh tét, phá lấu, gỏi ngó sen, giò heo nhồi, cá nướng, củ kiệu muối, thịt quay hoặc thịt luộc, rau xào, canh khổ qua…Các món ăn này đều có hương vị đặc trưng riêng và khi hòa quyện với nhau tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng.

Có nhiều gia đình miền Nam còn chuẩn bị thêm một số món ăn hải sản như tôm, cua, ghẹ để cho mâm cơm cúng thêm phần hấp dẫn. Với người miền Nam thì món canh khổ qua không thể thiếu được trong mâm cơm cúng bởi món canh này mang ngụ ý là mọi khổ cực của năm trước giờ đã qua đi và hãy đón năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc hơn.

Mâm cúng ngày mùng 2 tết cần phải chuẩn bị những gì?

Dựa trên những tài liệu cổ ghi chép lại hay qua sự truyền miệng của dân gian thì mâm cúng vào ngày mùng 2 tết cần phải chuẩn bị những lễ vật cơ bản sau:

  • Đĩa hoa quả với nhiều loại quả khác nhau
  • Đĩa trầu cau còn tươi và có cánh dài, bắt mắt
  • 1 chai rượu trắng
  • 1 bát nước sạch
  • Đôi đèn dầu hoặc đôi nến cốc
  • Đĩa bánh kẹo (bánh kẹo hiện đại hay đặc sản truyền thống đều được)
  • Đĩa bánh chưng (bánh tét)
  • Đĩa xôi
  • Đĩa chè
  • Lọ cắm hoa tươi
  • Nhang/ hương
  • 1 con gà trống luộc
  • Đĩa bánh bao (có 5 cái, có thể là bánh bao nhân hoặc bánh bao chay)
  • 5 phẩm oẳn
  • Mâm cơm cúng với những món ăn truyền thống mang hương vị của ngày tết như nem rán, giò chả, cá kho, thịt đông, nộm, dưa muối, rau củ quả xào, canh miến hoặc canh măng, canh nấm, thịt kho tàu… Mỗi vùng miền hay mỗi gia đình lại có cách lựa chọn món ăn dâng lên mâm cơm cúng khác nhau

Bên cạnh những lễ vật kể trên thì bạn có thể chuẩn bị thêm một số lễ vật khác để mâm cúng ngày mùng 2 tết thêm phần sống động như nước ngọt, bia, bình trà pha sẵn, các loại đặc sản của vùng… Tất cả các lễ vật đều cần có hình thức đẹp mắt cùng độ tươi ngon và được bày biện bắt mắt, hài hòa trên mâm cúng.

Những điều bạn cần biết khi cúng mùng 2 tết

Đa phần ở mọi vùng miền ngày mùng 2 tết chợ chưa mở bán nên để có được mâm lễ cúng hoàn hảo nhất gia chủ cần chuẩn bị từ trước và bảo quản cẩn thận để đồ lễ vừa giữ được độ đẹp mắt lại vừa có chất lượng tươi ngon. 

Những ngày đầu năm người Việt đều có quan niệm là kiêng việc sát sinh trong nhà nên tất cả những món ăn có liên quan đến động vật như gà, cá, tôm, cua…đều cần phải được làm sạch từ trước lúc đó chỉ mang ra chế biến.

Hầu hết mọi gia đình đều cúng lễ vào buổi trưa ngày mùng 2 tết để sau khi con cháu trong họ hàng đến chúc tết thì có thể hạ mâm cúng xuống cho tất cả mọi người cùng thưởng thức. Bạn cũng có thể cúng lễ vào buổi chiều ngày mùng 2 nếu như những người họ hàng trong gia đình đến chúc tết vào buổi chiều. Tuy nhiên, buổi sáng ngày mùng 2 tết bạn cũng cần chuẩn bị một số đồ lễ cơ bản để thắp hương khấn các vị thần linh, tổ tiên ông bà trước.

Các lễ vật cơ bản thường được bày biện ngay trên bàn thờ còn riêng mâm cơm cúng lại được bày trí đẹp mắt trên một chiếc bàn lớn đặt ở phía trước bàn thờ. Cách thức trang trí, bày biện các món ăn trên mâm cơm cúng cần phải hài hòa, cẩn thận và bắt mắt.

Đến giờ cúng lễ gia chủ cần phải ăn mặc chỉnh tề tiến lên phía trước bàn thờ để thắp hương sau đó đọc bài văn khấn. Chờ cho đến khi hết 1 tuần hương hoặc 3 tuần hương gia chủ mới được hạ lộc xuống để thụ lộc.

Đối với nhiều người ngày mùng 2 tết là ngày đi chúc tết hai bên họ hàng nội ngoại. Vì vậy khoảng thời gian để chuẩn bị mâm cúng là rất ít. Đó là chưa kể đến việc phải mua sắm, chuẩn bị các đồ lễ từ trước, chế biến quá nhiều món ăn cũng khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng. Vì vậy trong nhiều năm trở lại đây nhiều gia đình đã quyết định sử dụng dịch vụ mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Việt Nam.

Với dịch vụ này bạn sẽ không phải bận tâm đến việc chuẩn bị mâm cúng nữa mà chỉ cần đưa ra yêu cầu Đồ Cúng Việt Nam sẽ sắp xếp chu đáo và mang tới tận nơi, bày biện cẩn thận vào đúng giờ đã hẹn. Điều này giúp cho gia chủ tiết kiệm được công sức, thời gian.

Trên đây là những điều bạn cần biết về việc cúng mùng 2 tết. Để đặt được mâm cúng theo đúng ý mình bạn hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Việt Nam nhé.

Bài viết liên quan