Dù là nhà mới xây hay nhà mới thuê, đều cần làm lễ cúng nhập trạch nhà mới. Đây chính là một trong những nghi lễ quan trọng đối với người Việt chúng ta khi chuyển nhà.
Thường thì chúng ta chỉ thấy làm lễ cúng nhập trạch nhà mới xây, hay mới mua. Ít ai nghe tới thủ tục làm lễ lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê. Mọi người thường có suy nghĩ nhà mua, nhà mới xây thì mới thực sự là nhà của mình. Do đó, chỉ nên làm lễ cúng nhập trạch, tân gia khi chuyển vào ở nhà mới. Còn đối với nhà thuê thì thường bị xao nhãng hình thức, lễ nghi cúng nhập trạch.
Trong đó, hiện nay hình thức nhà thuê rất phổ biến ở các thành phố lớn. Điển hình đó là 2 thành phố lớn: TP HCM, thành phố Hà Nội. Thậm chí là thuê nhà theo hình thức nguyên cả căn. Do vậy việc tổ chức Lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê rất cần thiết.
Hãy cùng tìm hiểu với đồ cúng Việt Nam về việc tổ chức lễ cúng nhập trạch, tân gia nhà mới thuê. Và những lưu ý, thủ tục cần thực hiện khi làm lễ cúng nhập trạch trong bài luận dưới đây nhé.
MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI
- Mâm Cúng Tân Gi
- Mâm Lễ Cúng Chuyển Văn Phòng Làm Việc Mớ
- Mâm Cúng Nhập Trạch
- Mâm Cúng Về Nhà Mới
Làm lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê có cần thiết không?
Vấn đề có cần làm lễ nhập trạch đối với nhà mới thuê hay không là thắc mắc của nhiều người. Nhiều người cảm thấy bối rối, băn khoăn không biết ngôi nhà mình mới thuê có cần làm lễ cúng tân gia hay không. Câu trả lời chính là có cần làm lễ tân gia.
Bởi nghi lễ nhập trạch chính là một hình thức quan trọng, kể cả đối với nhà mới thuê. Bởi vậy nên, khi thuê nhà thì vẫn cần cúng lễ tân gia nhập trạch cho ngôi nhà thuê.
Theo quan niệm từ xưa tới nay của ông cha ta. Mỗi một nơi, mỗi khu vực đều có sự cai quản, giám sát của các ông thần thổ địa, các vị thần linh khác nhau. Do vậy dù nhà thuê không phải là nhà của mình thì cũng cần làm lễ cúng.
Ý nghĩa của nghi lễ cúng nhập trạch tân gia nhà mới thuê
Lễ cúng nhập trạch chính là hình thức để khai báo, báo cáo với những vị thần linh cai quản tại mảnh đất nhà mới thuê này. Khi có mâm lễ cúng dâng lên cho các vị thần linh thì họ sẽ cảm thấy mình được coi trọng. Đồng thời cũng cảm nhận được tấm lòng thành kính của gia đình.
Từ đó, họ sẽ luôn che chở, bảo vệ và phù hộ cho con cháu trong nhà luôn bình an, mạnh khỏe. Cùng với đó là mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió.
Ngoài ra thì lễ nhập trạch cũng chính là hình thức để thỉnh ông bà, tổ tiên tới nơi ở mới cùng với gia đình. Việc thờ cúng tổ tiên tại ngôi nhà thuê cũng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam.
Thực hiện việc thờ cúng ông bà, gia tiên chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi chúng ta. Đồng thời việc này cũng giúp cho gia đình nhận được nhiều may mắn, tài lộc đầy nhà, sự nghiệp thành đạt.
Thêm nữa, lễ cúng nhập trạch, tân gia còn mang ý nghĩa cảm tạ. Là dịp để gia đình bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ sự che chở, phù hộ của thần linh, tổ tiên đối với gia đình. Góp phần tạo nên nét đẹp trong phong tục, văn hóa dân tộc từ bao đời nay.
Cần chuẩn bị mâm lễ như thế nào cho lễ nhập trạch nhà mới thuê
Việc chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch nhà mới thuê là một việc làm vô cùng quan trọng. Mâm lễ cúng chính là sự bày tỏ lòng thành kính của gia đình với các vị thần tiên. Tuy nhiên, chuẩn bị mâm lễ cúng cho nhà mới thuê ra sao, như thế nào được đủ đầy nhất thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây đồ cúng Việt Nam chúng tôi đã tìm hiểu và thống kê những lễ vật phổ biến nhất. Đồng thời, đây cũng chính là những lễ vật mang nhiều ý nghĩa tâm linh, may mắn đối với việc vào ở nhà mới thuê. Mời quý bạn cùng tham khảo.
- Trái cây ngũ quả (5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau)
- Hoa tươi (nên chọn hoa cúc kim cương)
- Chuẩn bị nhang rồng phụng
- Đèn cầy hoặc nến đỏ
- Gạo
- Muối
- Rượu trắng
- Nước lọc
- Bánh kẹo
- Bộ chén sứ
- Quả cau, lá trầu (trầu cau nên được têm sẵn)
- Chè
- Cháo
- Xôi đậu xanh
- Gà luộc để nguyên cả con
- Đủ bộ tam sên, trong đó có: thịt lợn luộc, trứng vịt luộc, tôm luộc
- Chuẩn bị tiền bạc, vàng mã
Với những lễ vật trên thì bạn đã có thể chuẩn bị được một mâm lễ cúng tươm tất nhất. Một mâm lễ đủ đầy nhất để dâng lên với bề trên. Nếu như cẩn thận hơn thì bạn có thể nhờ tới sự góp ý từ các chuyên gia tâm linh, các chuyên gia phong thủy. Như vậy thì sẽ tránh được những thiếu sót trong việc chuẩn bị mâm lễ cúng.
lễ cúng nhập trạch nhà mới thuêThủ tục cúng nhập trạch nhà mới, cúng nhà mới thuê cần những gìlễ cúng nhập trạch nhà mới thuê | mâm lễ vật cúng nhà mới thuê, thuê nhà mới có cần cúng không
Đồ dùng cần mang vào nhà mới thuê khi làm lễ nhập trạch
Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ cúng thì khi vào ở nhà mới thuê thì gia chủ cần chú ý mang theo những đồ vật dưới đây.
Bếp lửa: Đây chính là một trong những đồ vật vô cùng ý nghĩa đối với gia đình. Đặc biệt là đối với lễ cúng chuyển vào nhà mới thuê. Lửa chính là điều tượng trưng cho sinh khí, sự may mắn, tài lộc. Đồng thời, ngọn lửa sẽ xua đi những tà khí, khi lạnh trong ngôi nhà lâu ngày không có người ở.
Trái lại nếu như không có ảnh lửa thì ngôi nhà sẽ trở nên ảm đạm, lạnh lẽo. Không khí trong ngôi nhà không được thông thoáng, thường xuyên đón nhận những luồng khí xấu. Thậm chí có thể dễ bị ma quấy phá.
Ấm đun nước: Mỗi gia đình cần có một ấm đun nước, đặc biệt là trong không gian bếp. Trong ngũ hành, nước tượng trưng cho Thủy – là một trong 5 yếu tố của đất trời. Kim – Mộc – Thủy – Hỏa Thổ của trời đất, nếu mất đi một trong 5 yếu tố thì sẽ mất đi sự cân bằng. Sự sống khó có thể được duy trì bền lâu. Do đó, việc mang một ấm đun nước vào nhà mới thuê là rất cần thiết.
Ngoài những đồ vật trên thì khi vào nhà mới thuê gia chủ cũng nên mang thêm một số đồ như: cái chổi quét nhà, tấm chiếu, nệm,…
Các công đoạn cần làm trong lễ cúng nhập trạch cho nhà mới thuê
Sau khi đã chuẩn bị tươm tất, đủ đầy các nghi lễ, mâm cúng thì gia chủ sẽ tiến hành làm lễ nhập trạch. Trước khi làm lễ thì gia chủ nên chọn ngày đẹp, tránh những ngày Hắc Đạo. Khi ngày làm lễ đẹp, hợp vận mệnh với gia chủ sẽ góp phần mang lại nhiều điều may mắn. Tạo được khởi đầu mới, thì cuộc sống gia đình sau này trong ngôi nhà mới luôn thuận buồm xuôi gió.
Ngoài việc chuẩn bị xong lễ cúng, bạn cũng cần vệ sinh lại bàn thờ gia tiên. Sắp xếp, vệ sinh lại toàn bộ khu vực thờ cúng với rượu gừng. Sau khi sắp xếp xong khu vực cúng bái thì bạn nên đặt những đồ có phong thủy tốt lên trên bàn thờ.
Ngoài cần phải chuẩn bị những điều trên thì gia chủ cần chú ý sao cho lễ cúng nhập trạch hợp với phong thủy nhất. Bạn có thể tham khảo các bước tiến hành lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê đúng chuẩn phong thủy dưới đây. Trong bài viết này đồ cúng Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết nhất tới quý bạn đọc.
Các bước cúng lễ nhập trạch cho nhà mới thuê
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần đặt bếp lửa ngay cửa chính của ngôi nhà. Chủ nhà sẽ bước qua bếp lửa đầu tiên. Tiếp tới là những thành viên khác trong gia đình. Chú ý khi bước vào nhà mới thuê thì chủ nhà nên mang theo bát hương. Còn các thành viên khác trong gia đình có thể mang những đồ dùng cần thiết khác.
- Bước 2: Sắp xếp mâm lễ cúng lên trên bàn thờ. Chú ý sắp mâm lễ sao cho đẹp mắt, hợp phong thủy với hướng của ngôi nhà.
- Bước 3: Chính chủ trong gia đình sẽ chắp tay, vái lạy, châm hương và đọc văn khấn. Khấn mong các vị thần về ngự nơi đây và hưởng lễ mà gia đình thành tâm dâng lên.
- Bước 4: Sau khi nhang cháy hết cũng là lúc các vị thần hưởng xong lễ. Lúc này gia chủ cần vái tạ lễ. Tiếp tới mới xin hạ lễ để thụ lộc.
- Bước 5: Đối với tiền vàng thì mang đi hóa. Còn đối với muối, gạo, nước thì giữ lại đặt lên trên bàn thờ.
Với 5 bước đơn giản trên là bạn đã hoàn thành xong lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê. Lễ cúng nhập trạch đối với nhà mới thuê không nhất thiết phải cầu kỳ quá. Lễ cúng có thể diễn ra đơn giản cúng không sao. Miễn sao mâm lễ cúng được tươm tất. Hơn hết đó chính là tấm lòng thành của gia chủ với gia đình.
Những điều kiêng kỵ gia chủ cần biết khi chuyển vào ở nhà mới thuê
- Đối với bài vị, bàn thờ tổ tiên thì phải chính tay gia chủ mang vào trong ngôi nhà thuê mới. Gia chủ cũng nên tự mình chuyển đồ vào nhà mới cúng với các thành viên trong gia đình.
- Nếu chuyển nhà chỉ mang hình thức lấy ngày. Gia chủ tuyệt đối không nên ngủ lại buổi trưa tại nhà mới. Bởi điều này biểu trưng cho sự lười nhác.
- Tuyệt đối không để xảy ra xung đột, cãi nhau hay than khóc trong ngày lễ chuyển vào nhà thuê mới.
- Theo quan niệm dân gian thì phụ nữ đang mang thai không nên tham gia vào nghi lễ chuyển nhà, nhập trạch. Nếu có thì người mang bầu cần dùng chổi quét hết những vật trong nhà trước khi tiến hành chuyển.
- Cùng với đó thì người tuổi dần cũng cần kiêng. Không nên để người tuổi dần chuyển nhà mới thuê.
- Lễ nhập trạch nhà mới thuê nên được chuyển, tiến hành vào buổi sáng là tốt nhất. Tuyệt đối không được làm lễ vào ban đêm.
Qua bài luận trên đồ cúng Việt Nam chúng tôi xin giới thiệu tới quý bạn tất tần tận những vấn đề lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê. Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp quý bạn hiểu hơn về lễ nhập trạch này. Đồng thời trang bị được những kiến thức bổ ích nhất trước khi làm lễ cúng. Chúc bạn sẽ hoàn thành lễ nhập trạch cho nhà mới thuê thành công nhất.