Lễ cúng đổ móng nhà đơn giản và chuẩn nhất

Xuất phát từ quan niệm xưa kia của ông bà “ An cư lạc nghiệp”; việc xây nhà mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó, trước khi làm nhà người ta vẫn thường làm các mâm lễ cúng; trong số đó là lễ cúng đổ móng nhà. Đây được xem là một lễ quan trọng nhất trong cả quá trình làm nhà.

  • Mâm cúng động thổ gồm những lễ vật gì
  • Mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu

Mâm cúng đổ móng nhà đơn giản gồm những lễ vật gì?

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều. Các lễ vật trong mâm cúng đã có từ rất lâu đời. Chúng đều là những món lễ vật đơn giản, dễ tìm kiếm; phù hợp với các tầng lớp khác nhau của xã hội. Bởi vốn lễ vật không cần phải quá xa hoa cầu kì. Điều quan trọng nhất chính là tấm lòng của gia chủ đối với thần linh và các bậc bề trên. Bạn chỉ cần chuẩn bị lễ vật phù hợp với khả năng của gia đình mình.

Một mâm lễ cúng đổ móng nhà cần có những lễ vật như:

  • Một con gà luộc (đầu heo quay hoặc heo sữa quay đều được)
  • Một bộ tam sên
  • Một mâm ngũ quả
  • Một cặp đèn cầy
  • Giấy sớ, lễ tiền vàng cúng đổ móng nhà
  • Một đĩa gạo
  • Một đĩa muối
  • Một đĩa trầu cau ( quả cau lá trầu bình thường hoặc trầu cau đã têm đều được)
  • Xôi, chè, cháo trắng
  • Rượu trắng
  • Nước suối
  • Bánh, kẹo, trà, thuốc lá,…
  • Nhang, hương cúng
  • Một lọ hoa tươi lớn

Nếu bạn có điều kiện có thể sắm sửa thêm vào mâm lễ cúng đổ móng nhà của mình. Điều này là không bắt buộc. Chỉ cần sắm sửa đủ những lễ vật cơ bản và lòng thành của gia chủ. Thổ công và các vị thần sẽ chứng cho.

Những lưu ý khi lựa chọn lễ vật cúng đổ móng nhà

  • Gà luộc

Đây là thành phần không thể thiếu trong mâm lễ cúng đổ móng nhà. Gia chủ nên chọn những con gà trống to, khỏe mạnh; là giống gà cỏ sau đó dùng dây để tạo thành dáng độc đáo để làm cỗ;quan niệm từ xưa gà trống là biểu trưng của đức cao qúy của người dân Việt Nam; có ý nghĩa tà ma và nét văn hóa tâm linh đặc trưng trong đời sống. 

Gà luộc chéo cánh

  • Bộ tam sên (bộ tam sinh)

Là cách gọi dân gian mà ông bà xưa sử dụng. Tam sên với ba loại vật đại diện cho ba thế  trên trời, dưới đất và mặt nước. Đồng thời ba loại này còn phải đáp ứng ba hình thái cụ thể là thai Sinh, noãn Sinh và thấp Sinh. Theo văn hóa từ xa xưa mà ông bà để lại thì bộ tam sên còn tượng trưng cho Thiên, Thổ và Thủy trong vấn đề tâm linh của người Việt. Bộ Tam sên mà mọi người thường được dùng trong mâm lễ đổ móng nhà; bao gồm trứng gà hoặc trứng vịt tượng trưng cho Thiên (trên trời); một miếng thịt heo tượng trưng cho mệnh Thổ (mặt đất) và một con tôm hoặc cua tượng trưng cho Thủy (dưới nước).

Bộ tam sên

  • Xôi và chè

Có thể là xôi đậu xanh hoặc xôi nếp, chè có thể làm chè đậu xanh; hoặc chè trôi nước tùy vào phong tục của mỗi vùng. Mỗi mâm lễ cúng ngày đổ móng sẽ gồm năm phần xôi và chè. Đây là những món không thể thiếu trong mâm lễ; thể hiện sự ấm no đầy đủ và một tương lai sáng lạng cho gia chủ.

  • Gạo muối

Một bát gạo sạch, một đĩa muối trắng sạch cũng là một phần của mâm lễ cúng đổ móng nhà. Ý nghĩa của việc cúng các loại gạo sống và muối thể hiện sự yêu thương, đùm bọc nhau. Khi cúng xong thì phần gạo và muối này sẽ được rải xung quanh đất; tại nơi gia chủ đang tiến hành làm nhà. Theo quan niệm của ông bà xưa thì việc rải gạo và muối xung quanh nhà là sự phân phát vật chất cho những vong linh không có nơi chốn thờ tự.

Gạo, muối cúng khai trương xong làm gì, cách rải gạo muối đúng

  • Nước suối, rượu, thuốc lá và nước chè xanh

Đây là những thứ không thể thiếu trong mâm cúng ngày đổ móng nhà của người Việt Nam. Theo truyền thống đất nước, nước suối, trà xanh, nước suối và rượu là những thứ thường có trong mâm cơm của người dân Việt Nam, là những thứ bình dị. Do đó trong mâm cúng những món này để thể hiện sự thân thuộc, bình dị.

  • Hoa và quả

Đây là những thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng đổ móng nhà. Không chỉ trong lễ này mà trong tất cả các ngày lễ tết, rằm hay ngày đầu tháng thì người dân Việt Nam vẫn thắp hương với hoa và quả. Hoa thường được chọn là hoa cúc với mỗi lọ năm màu khác nhau, chọn những bông to và còn tươi tắn. Còn với quả, người ta thường chuẩn bị những mâm ngũ quả, năm loại quả có thể gồm chuối, cam, táo, lê, xoài… Nhưng hiện nay người ta thường ưa thích những loại quả với tên gọi gắn liền với sự sung túc như cầu sung dừa đủ xài, thực chất mâm ngũ quả này gồm mãng cầu xiêm, quả sung, quả dừa, đu đủ và xoài.

  • Trầu cau

Trong mâm lễ cúng đổ móng nhà không phải tự nhiên mà có, trầu cau đã có trong sự tích, chuyện cổ tích của văn hóa dân gian Việt Nam. Trong mâm cỗ cúng, một quả cau và một đĩa trầu được sắp xếp theo thứ tự lá trầu phía dưới quét một lớp mỏng vôi trắng và một quả cau còn xanh ở phía trên, đây là một nét đặc trưng của văn hóa nước Việt.

  • Hương và vàng mã

Là thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng nào, với hương và vàng mã để cúng lúc đổ móng nhà cũng vậy. Sau khi hương cúng tàn, người ta sẽ hóa vàng mã với mong muốn các vị thần linh và tổ tiên sẽ nhận được.

Tìm hiểu về phong tục cúng đổ móng làm nhà của người Việt Nam

[ Lễ cúng đổ móng làm nhà ] – Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã quen với quan niệm cúng bái. Ở mỗi địa phương sẽ có những phong tục riêng, lễ cúng riêng cũng như mâm cỗ cúng riêng nhưng đều chung một lòng thành tâm. Người ta thường quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó bất kể là tôn giáo hay đạo phật cũng thường làm lễ cúng. Việt Nam là một đất nước tâm linh, từ xa xưa đến nay mỗi dịp quan trọng như lễ, Tết, giỗ chạp, đầy tháng, cưới hỏi hay đổ móng nhà đều làm lễ cúng.

Người ta quan niệm rằng, cúng ông bà, tổ tiên trước khi làm việc gì quan trọng để bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với những người đã khuất, ông bà tổ tiên hay những vị thần tại vùng đất đó… Lễ cúng đổ móng xây nhà trước khi thực hiện một việc quan trọng còn giúp mọi người an tâm hơn về mặt tâm lý, cầu mong cho gia đình luôn bình an, hạnh phúc, thuận lợi trong công việc.

“ An cư, lạc nghiệp” là câu thành ngữ phổ biến ở Việt Nam. Với quan niệm phải ổn định nhà cửa, xây nhà để an cư đã mới ổn định công việc, cuộc sống mới ổn định, hạnh phúc và viễn mãn trong sự nghiệp. Do đó, người dân Việt Nam thường chọn xây nhà, cưới vợ trước. Ở mỗi vùng miền khác nhau người ta sẽ hiểu quan niệm này những cách khác nhau. Ở miền Bắc và miền Trung, người ta thường chọn an cư bằng việc xây những căn nhà lớn, vững chắc với ý nghĩa một căn nhà lớn và vững chắc sẽ khởi đầu cho hạnh phúc, công việc thuận lợi và thăng tiến. Ở miền Nam người ta lại quan niệm về một ngôi nhà đơn giản, nhỏ nhưng ấm cúng, chan chứa tình yêu thương của mọi người. 

Tầm quan trọng của tục cúng đổ móng nhà

Trong cuộc đời mỗi con người sẽ có những dấu mốc riêng và rất quan trọng trong cuộc sống cũng như trong học tập, công việc. Có thể là đạt thành tích xuất sắc trong học tập, mở công ty, lập gia đình, sinh con… hoặc có thể là xây nhà. Xây nhà là một dấu mốc lớn trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy mọi người thường chuẩn bị rất kỹ về mặt vật chất cũng như tinh thần.

Trong quá trình làm nhà, xây dựng công trình người ta thường làm các lễ cúng như lễ cúng động thổ, lễ cúng khởi công, lễ cúng đổ móng nhà, hay lễ cúng về nhà mới… Mỗi lễ cúng sẽ ở các giai đoạn khác nhau, mâm lễ cúng khác nhau và ý nghĩa của từng lễ cúng cũng khác nhau.

Cúng khi đổ móng xây nhà là lễ cúng thứ hai trong quá trình xây nhà, được làm sau khi làm lễ cúng động thổ. Mọi người thường xem ngày đẹp hợp mệnh với gia chủ để tiến hành. Mọi việc làm đều có nguyên nhân của nó. Trước khi gia chủ làm nhà thì cần xem ngày nào trong tháng tốt để xin phép các vị thần, cầu mong được thuận lợi và hạn chế trở ngại xấu trong quá trình xây dựng nhà.

Ngoài ra, sự khởi đầu tốt cũng khiến gia chủ sẽ gặp được nhiều may mắn và  tài lộc, xây dựng được một gia đình hạnh phúc, bình an trong ngôi nhà mới. Cũng không phải là tất cả mọi người khi làm nhà đều làm lễ cúng khi đổ móng, nhiều người không tin vào chuyện tâm linh, phong thủy nên khi xây nhà hay làm bất cứ bất cứ việc gì cũng rất ít khi xem ngày giờ để làm lễ cúng móng nhà mà gia chủ thích ngày nào thì sẽ làm ngày đó.

Hơn thế nữa, đổ móng nhà là một chuyện quan trọng, là một dấu mốc đối với sự khởi đầu của gia đình gia chủ nên ít nhiều mọi người cũng nên có phần kiêng kỵ để cuộc sống của gia đình trong tương lai được bình an, yên ấm hơn tránh những rủi ro không muốn xảy ra. Hầu hết, lễ cúng ngày đổ móng nhà thường không được những gia chủ theo tôn giáo áp dụng mà chỉ áp dụng với các gia đình theo phật giáo hoặc những gia đình không theo đạo nào. Bởi đối với những gia đình theo tôn giáo thường không tin vào chuyện tâm linh.

Lễ cúng đổ móng xây nhà – nét đẹp tâm linh của người Việt

Lễ cúng đổ móng nhà là một nét đẹp tâm linh của người Việt Nam được truyền từ đời xưa đến nay, với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, gia đình bình an, yên ấm và thuận lợi trong công việc. Hơn nữa phong tục cúng khi đổ móng nhà còn thể hiện lòng biết ơn nguồn cội, thể hiện sự biết ơn to lớn của con cháu đối với các vị tiên tiền tổ. Ngoài ra, phong tục cúng đổ móng nhà còn là sợi dây vô hình gắn chặt những người thợ làm nhà lại với nhau, tạo nên sự khăng khít đoàn kết với nhau trong quá trình làm nhà, tạo tinh thần phấn chấn, hứng khởi hơn.

Bên cạnh việc xem ngày đẹp, phù hợp với mệnh của gia chủ để hợp phong thủy thì việc chuẩn bị một mâm lễ cúng đổ móng nhà để cúng các vị quan thần linh cũng như gia tiên tiền tổ là vô cùng quan trọng mà hầu hết gia đình nào cũng lo lắng. Tùy ở mỗi nơi, mỗi vùng miền mà mâm lễ cúng được gia chủ chuẩn bị khác nhau, có những vùng chỉ làm đơn giản nhưng cũng có những vùng gia chủ sẽ chuẩn bị rất kỹ lưỡng và đầy đủ.

Tuy là mỗi vùng khác nhau nhưng phần lớn mâm lễ thường có từ mười đến mười lăm thứ. Mâm lễ chung thường phải có gà trống luộc, bộ tam sinh, đĩa xôi, bát chè, bát muối trắng, bát gạo sạch, nước suối, rượu, thuốc lá, chè xanh, hương và vàng mã, mâm ngũ quả, trầu cau và hoa tươi. Với những thành phần này trong mâm cúng, tùy vào số mâm cúng và chuẩn bị số lượng, nhưng thông thường gia chủ khi làm nhà sẽ chỉ làm một mâm lễ. Vậy với những thành phần đó, gia chủ sẽ chuẩn bị như thế nào?

Ý nghĩa của việc làm mâm lễ cúng đổ móng làm nhà

Lễ cúng đổ móng nhà đã có từ rất lâu trước đây. Và cho đến ngày nay vẫn được duy trì và tổ chức. Phong tục này sở dĩ vẫn được lưu truyền đến bây giờ là do những ý nghĩa tâm linh rất quan trọng. Mỗi một vùng đất trên thế gian này đều được cai trị bởi một vị thần. Hay chúng ta còn gọi với cái tên khác là thổ công ( vị thần chuyên trông coi nhà cửa, đất đai). Khi ta tiến hành xây dựng và đổ móng nhà, tức là đã phạm vào địa bàn ngài đang cai quản. Cần phải làm lễ để xin sự cho phép của ngài. Mong công việc thi công diễn ra suôn sẻ.

Không những thế, ngoài sự có mặt của các vị thần. Trên mảnh đất đôi khi còn trú ngụ các vong linh. Vì một vấn đề nào đó mà các vong linh này chưa được siêu thoát. Vẫn còn bám lại trên trần và đang trú ngụ tại đây. Ta làm lễ cúng để nhờ các vong linh dời đi nơi ở khác. Không quậy phá gia đình. Ngoài ra, khi lễ cúng được tổ chức vào giờ đẹp, là khoảng thời gian mà các năng lượng tích cực hội tụ lại. Sẽ giúp cho quá trình thi công công trình thuận lợi.Cuộc sống sau này của những người nơi đây sẽ được sung túc ấm no, gặp nhiều may mắn.

Khi nào ta cần làm lễ cúng đổ móng nhà?

Một căn nhà từ khi bắt đầu xây dựng cho tới khi hoàn tất cần trải qua rất nhiều quá trình. Trong quá trình này ta cũng cần làm lễ ứng với mỗi giai đoạn lớn. Có 4 giai đoạn chính trong quá trình này. Đó là:

  • Động thổ để dỡ nhà cũ, san bằng đất và cuốc móng
  • Động thổ để san đất mới và cuốc mái
  • Động thổ để đổ móng, đổ mái
  • Về nhà mới ( hay còn gọi là lễ nhập trạch)

Sau khi đã san đất mới và cuốc đất thì bạn cần phải làm lễ cúng đổ móng nhà. Bạn có thể làm lễ trước một ngày hoặc ngay trước khi đổ móng. Lễ cúng được diễn ra ngay tại phần đất đang được xây dựng.

Làm thế nào để chọn được ngày giờ làm lễ đổ móng cất nhà?

Chọn thời điểm phù hợp để làm lễ cúng đổ móng nhà rất quan trọng. Thời khắc hoàng đạo sẽ giúp cho quá trình thi công và cả sau này đều gặp may mắn. Bạn có thể tham khảo một vài yếu tố dưới đây.

Ngày có sao chiếu tốt: mỗi một ngày đều có một ngôi sao trong vũ trụ chiếu tới. Ngày này sẽ mang những năng lượng của ngôi sao ấy. Một vài ngôi sao mang năng lượng tích cực như:

  • Nguyệt Tài: thích hợp cho việc khai trương, động thổ
  • Thiên Phúc: thích hợp để động thổ, nhập trạch,..
  • Nguyệt Không: thích hợp để đổ móng nhà, khai trương cửa hàng,…
  • Dịch Nhật: thích hợp để đào móng, sửa nhà hay nhập trạch,..
  • Sinh Khí: làm cưới hỏi, sửa nhà, động thổ,.. đều phù hợp

Chọn ngày tốt nhưng ngày đó phải hợp mệnh với gia chủ. Bạn cần lưu ý tới những yếu tố sau:

  • Ngũ hành: ngũ hành thiên địa sẽ tương sinh tương khắc lẫn nhau. Chọn ngày nên chọn ngày hợp với mệnh của gia chủ. Tránh những ngày tương khắc, sẽ khiến cho công việc gặp nhiều điều không may.
  • Thiên can: nên làm lễ vào những ngày có thiên can phù hợp cùng thiên can theo năm sinh của chủ nhà.
  • Địa chi: không nên làm lễ vào ngày có địa chi tương hại. Đặc biệt, tuyệt đối không tổ chức vào ngày có địa chi nằm trong bộ tứ hành xung với địa chi của chủ nhà.
  • Giờ: mỗi ngày sẽ có những khung giờ đẹp khác nhau. Sau khi chọn được ngày bạn cần chọn cà giờ hoàng đạo để làm lễ.

Chọn ngày giờ hoàng đạo để làm lễ rất quan trọngBạn có thể dựa vào những yếu tố trên để chọn được ngày làm lễ cúng đổ móng nhà. Tuy nhiên một lời khuyên dành cho bạn đó là nên nhờ đến thầy phong thủy. Để có thể chọn được ngày phù hợp nhất.

Mâm cúng chuẩn với đầy đủ các lễ vật | | mâm lễ cúng đông thổ | bài cúng khai móng làm nhà | lễ cúng khởi công xây nhà | bài cúng động thổ xây mộ | chuẩn bị đồ cúng động thổ | cách cúng khởi công xây nhà | cách cúng mở móng xây nhà | văn khấn đào móng nhà | bai cung dong tho nha moi | văn cúng động thổ làm nhà

Quy trình thực hiện lễ cúng đổ móng nhà

Bạn cần làm lễ cúng đổ móng nhà theo trình tự nhất định. Để quá trình được diễn ra suôn sẻ và gặp nhiều may mắn.

Đầu tiên, bạn cần phải xin phép được làm lễ. Vào trước ngày bạn làm lễ đổ móng từ 1 tới 3 ngày. Hãy tới Đền, Miếu hoặc là Phủ gần nơi bạn sinh sống để cúng và dâng hương. Thông báo về ngày giờ chuẩn bị đổ móng và xin phép được làm lễ.

Tiếp theo đó khi tới ngày bạn cần chuẩn bị và sắp xếp bàn lễ. Khi xem ngày giờ để làm lễ bạn hãy xem cả hướng đặt bàn cúng. Nếu đặt bàn cúng hợp hướng hợp với mệnh của gia chủ. Vậy thì mọi việc sẽ càng trở nên thuận lợi hơn. Đặt bàn cúng trong khu vực phần đất sẽ đổ móng. Sắp xếp các lễ vật ngay ngắn, trang trọng. Trước đó bạn cũng nên tìm hiểu cách sắp xếp lễ vật sao cho đúng. Trước khi chuẩn bị làm lễ, gia chủ cần phải thanh tẩy cơ thể sạch sẽ. Mặc trang phục kín đáo, chỉnh tề và trang trọng. Điều này thể hiện sự thành kính của chúng ta đối với các bậc bề trên.

Quy trình làm lễ cần được diễn ra chính xác và đúng thủ tục

Cuối cùng là đến bước thực hiện lễ cúng. Gia chủ đầu tiên cần rót trà và rượu. Sau đó thắp đèn cầy và đốt 5 nén nhang. Đến đúng giờ hoàng đạo đã chọn bắt đầu đọc bài văn khấn. Bài văn khấn lễ cúng đổ móng nhà cũng cần phải được chuẩn bị trước. Bởi có rất nhiều ý, bạn khó có thể nhớ hết được. Để tránh trường hợp khấn thiếu, hãy soạn văn khấn trước. Đến lúc đó chỉ cần đọc là được.

Tiếp theo đó bạn chỉ cần đợi cho hương cháy hết. Khi hương đã tàn rồi thì lấy muối và gạo rải đều 4 phía xung quanh khu vực xây nhà. Đem áo quan thần linh và giấy tiền đi đốt để các thần có thể nhận được lễ vật.

Bài văn khấn cúng đổ móng nhà

bài văn khấn cúng đổ móng nhà – bài cúng đổ móng làm nhà – văn cúng đổ móng xây nhà – bài cúng động thổ

Một vài lưu ý trong quá trình làm lễ

Khi làm lễ không chỉ mỗi gia chủ cúng mà các thành viên trong gia đình lẫn những người thợ đều nên làm lễ. Gia chủ sẽ cúng đầu tiên. Sau đó lần lượt đến các thành viên trong nhà và cả các thợ sẽ thực hiện đổ móng. Khi hoàn tất các thủ tục thì có thể tiếp tục xây dựng như bình thường.

Hãy nhớ giữ lại 3 hũ gồm: muối, gạo và nước. Khi bạn làm lễ nhập trạch xong, hãy đặt lên lại bàn thờ táo quân. Mọi quá trình từ khi chuẩn bị cho tới khi hoàn thành lễ cúng đổ móng nhà. Tất cả đều phải được thực hiện cẩn thận, đúng quy trình và thành kính. Có như vậy thần linh và các quan bề trên mới có thể chứng và phù hộ cho gia chủ cũng như công việc diễn ra thuận lợi. Chuẩn bị một lễ cúng không quá nhiều việc nhưng trong quá trình làm nhà, bạn còn rất nhiều việc cần phải giải quyết. Điều đó sẽ dẫn đến việc có thể cúng thiếu lễ vật hoặc làm không đúng trình tự. Do đó bạn nên lựa chọn dịch vụ mâm cúng trọn gói.

Dịch vụ mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Việt Nam

Thấu hiểu những khó khăn đó, chúng tôi đã cho ra đời dịch vụ mâm cúng trọn gói. Khi bạn lựa chọn dịch vụ lễ cúng đổ móng nhà của chúng, bạn sẽ được chuẩn bị từ A đến Z. Mâm cúng đầy đủ các lễ vật. Bài văn khấn đúng chuẩn. Cũng được chuẩn bị thứ tự cúng sao cho quy trình diễn ra đầy đủ nhất. Bạn không cần phải lo lắng về bất cứ một vấn đề gì.

Dịch vụ mâm cúng trọn gói uy tín, chất lượng

Chúng tôi cam kết các sản phẩm đều đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuẩn theo tâm linh và đúng với các nghi lễ văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, chúng tôi có cung cấp mâm cúng với nhiều mức giá khác nhau. Phù hợp với nhiều đối tượng.

Bạn có thể lựa chọn mâm cúng phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Mọi khách hàng khi đã sử dụng dịch vụ của Đồ cúng Việt Nam thì đều quay trở lại vào lần tiếp theo. Chúng tôi có cung cấp đa dạng các mâm lễ cúng. Từ lễ cúng đổ móng nhà cho tới lễ cúng khai trương, cúng nhập trạch. Cúng cô hồn, cúng đầy tháng,.. Phục vụ đa dạng các nhu cầu tổ chức lễ của khách hàng. Liên hệ ngay hôm nay để nhận được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.

Đặt mâm cúng đổ móng nhà trọn gói uy tín ở đâu?

Để yên tâm với mâm cỗ đẹp, đầy đủ mọi người có thể liên hệ với Đồ Cúng Việt NamMâm Cúng Việt. Đây là địa chỉ uy tín, chất lượng, cam kết cung cấp cho khách hàng những mâm cỗ cúng ngày đổ móng đẹp mắt và đầy đủ. Ngoài mâm cúng đổ móng nhà, chúng tôi còn cung cấp mâm cúng nhập trạch, mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, tất niên,v.v…

Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:07.7878.3838 để được tư vấn miễn phí.

Đồ Cúng Việt Nam chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng cao

Bài viết liên quan