Chuẩn bị mâm cúng thần tài gồm những lễ vật gì là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Nhất là những người chưa có kinh nghiệm thờ cúng. Trong bài viết này, Đồ Cúng Việt Nam xin chia sẻ đến các bạn cách cúng vía thần tài thổ địa như thế nào? Mâm lễ vật cúng thần tài mùng 10 hàng tháng ra sao. Để rước tài lộc vào nhà một cách chi tiết nhất mời các bạn cùng tham khảo.
Giải đáp những thắc mắc về ngày vía thần tài thổ địa
Ngày cúng thần tài là ngày gì?
Cúng thần tài thổ địa thực chất là một nghi thức cúng cầu may mắn, phát tài phát lộc, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán.
Ngày vía thần tài là ngày nào?
Ngày cúng thần tài thổ địa có thể cúng hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Tuy nhiên, trên thực tế, ngày vía thần tài sẽ được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng (tính theo lịch trăng phương Đông).
Ngày vía thần Tài nên làm gì?
Vài ngày vía thần tài thổ địa vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Các gia chủ thường xuyên chuẩn bị các mâm cúng với đầy đủ các lễ vật cúng thần tài để cầu mong may mắn. Để biết các lễ vật cúng thần tài mùng 10 tháng giêng là gì. Vui lòng truy cập ngay Website: https://mamcungviet.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết
Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài đơn giản, cách sắp lễ mâm cúng Thần Tài hàng ngày và hàng tháng
Việc cúng thần tài đã là việc làm quan trọng trong phong tục thờ cúng của người Việt. Vậy mà, cần chuẩn bị những gì khi cúng thần tài vẫn là câu hỏi khó, khiến nhiều người băn khoăn.
Theo quan niệm của người Việt, đặc biệt là những hộ gia đình kinh doanh thì thần tài là một vị thần quá quen thuộc. Vì đối với những gia đình này, thần tài như là một vị thần của sự may mắn, tiền tài, của cải, đem thành công, thuận lợi đến với công việc của họ.
Với những gia đình mới kinh doanh, mới bắt đầu lập bàn thờ cúng thần tài thì còn khá bỡ ngỡ trong công việc chuẩn bị cho ngày cúng thần tài. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin thật bổ ích, đúng chuẩn phong tục cho việc thờ cúng thần tài của gia đình mọi người được thuận lợi nhất.
Mọi người hãy ghi nhớ thật kĩ những công việc, những thứ cần chuẩn bị để có thể làm lên sự thành công của buổi cúng thần tài, giúp cho công việc về sau sẽ được thành công, thuận lợi, thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.
Vị trí của lễ cúng thần tài trong nghi thức thờ cúng Việt Nam
Thần Tài trong nghi thức cúng Thần Tài hàng ngày, hàng tháng và hàng năm là tên riêng. Dân gian gọi ông là Triệu Công Nguyên Soái hoặc Tài Bạch Tinh quân. Khi đi vào nghi thức thờ cúng, ông là đại diện. Tượng trưng cho sự may mắn, phát tài phát lộc, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán.
Do vậy, nghi thức thờ cúng ông thần tài thực chất là một nghi thức cúng cầu may. Không có tính quy ước đúng hay sai. Mà là sự tiếp nối những giá trị văn hóa, truyền thống, giá trị tập tục phục vụ cho nhu cầu và đời sống tinh thần của con người.
Tại Việt Nam và một số nước phương Đông khác, ông thần tài thường được thờ cùng ông Thổ địa. Và vị trí thờ cúng tách biệt hẳn với không gian thờ cúng tổ tiên.
Bàn thờ cúng tổ tiên, dòng họ là cúng người âm, người đã khuất (cúng ma). Trong khi đó, ban thờ cúng ông Thần Tài, Thổ Địa là cúng thần, những vị thần cai quản. Và có những quy ước nhất định về giá trị tinh thần.
- Ví dụ: Ông Thần Tài là đại diện cho may mắn, quy ước về giá trị tài lộc, vận hạn. Còn ông Thổ địa là vị thần cai quản vùng đất đó.
Các lễ vật trong combo mâm cúng thần tài tại Đồ Cúng Việt Nam
Tham khảo thêm một số combo lễ vật trong Mâm Cúng Thần Tài như sau, mời bạn tham khảo:
LỄ VẬT TRONG MÂM THẦN TÀI | ||
Mâm cúng thần tài combo 1 | Mâm cúng thần tài combo 2 | Mâm cúng thần tài combo 3 |
✓ Trái cây ngũ quả (01 phần) | ✓ Trái cây ngũ quả (01 phần) | ✓ Trái cây ngũ quả (01 phần) |
✓ Hoa cúc kim cương (01 bó) | ✓ Hoa cúc kim cương (01 bó) | ✓ Hoa cúc kim cương (01 bó) |
✓ Cá lóc nướng | ✓ Cá lóc nướng | ✓ Cá lóc nướng |
✓ Giấy cúng Thần tài (1 bộ) | ✓ Giấy cúng Thần tài (1 bộ) | ✓ Giấy cúng Thần tài (1 bộ) |
✓ Chè trôi nước (1 phần) | ✓ Chè trôi nước (1 phần) | ✓ Chè trôi nước (1 phần) |
✓ Xôi gấc đậu xanh (01 phần) | ✓ Xôi gấc đậu xanh (01 phần) | ✓ Xôi gấc đậu xanh (01 phần) |
✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng) | ✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng) | ✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng) |
✓ Gạo | ✓ Gạo | ✓ Gạo |
✓ Muối | ✓ Muối | ✓ Muối |
✓ Thuốc lá con mèo (01 gói) | ✓ Thuốc lá con mèo (01 gói) | ✓ Thuốc lá con mèo (01 gói) |
✓ Trầu cau (01 phần) | ✓ Trầu cau (01 phần) | ✓ Trầu cau (01 phần) |
✓ Bánh kẹo (01 phần) | ✓ Bánh kẹo (01 phần) | |
✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi) | ✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi) | |
✓ Heo quay miếng (01 phần) | ✓ Heo quay sữa (01 con) | |
✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa) | ✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa) | |
✓ Bia Tiger (05 lon) |
Bài văn khấn thần tài ngày mùng 1, mùng 10/1 AL và ngày rằm chuẩn
Bài văn khấn thần tài hàng ngày
Hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ vật cúng thần tài đơn giản hàng ngày, hàng tháng
Trước đây, trong quan niệm truyền thống, việc thờ cúng thần tài. Sẽ được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng (tính theo lịch trăng phương Đông). Được thực hiện ở hầu hết các gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, do nhu cầu đời sống tinh thần có những thay đổi nhất định.
Đặc biệt là bộ phận kinh doanh và trí thức trong xã hội. Người ta quan niệm rằng việc thờ cúng thường xuyên sẽ đem lại tài lộc cho gia chủ. Do vậy, nghi thức cúng vía thần tài thổ địa này dần được cúng hàng ngày, hàng tháng. Và vào các sự kiện mua bán, trao đổi công việc làm ăn. Gắn liền với đời sống tinh thần của người làm kinh doanh.
Mâm cúng ông thần tài thổ địa hàng ngày và hàng tháng được chuẩn bị những lễ vật đơn giản. Bao gồm các phần lễ chay, lễ mặn và lễ vật thờ cúng cơ bản (lễ đặc trưng trong mâm cúng thần tài). Cụ thể là:
Bài cúng thần tài thổ địa đúng tâm linh
Phần lễ vật cúng thần tài cơ bản để rước may mắn
Lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày mùng 10 bao gồm:
- Bát hương, hương: Đây là lễ vật đặc trưng của tất cả các nghi thức thờ cúng truyền thống và hiện đại. Từ thờ cúng tổ tiên đến cúng Thần, được dân gian quan niệm là con đường. Cách thức cũng như phương tiện thông linh của thế giới trần tục và thế giới thần linh, giới âm
- Đèn hoặc nến: Thông thường trên ban thờ Thần Tài hiện nay luôn có sẵn 2 cây đèn điện. Do đó trong lễ cúng thần tài hàng ngày, gia chủ có thể chuẩn bị và sắp thêm 2 cây nến đỏ.
- Nước: Sắp 5 chén nhỏ nước lọc sạch, xếp thành hình ngũ giác. Tượng trưng cho ngũ hành tương sinh và phát triển, vận động không ngừng.
- Tỏi: Nếu như trong thờ cúng tổ tiên, tỏi là món tối kỵ và không được phép sắp lên bàn thờ. Thì trong tục cúng thần thổ địa, đây lại được xem là lễ vật thiết yếu . Với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, cô hồn và những điều rủi ro. Sắp 5 củ tỏi theo hình ngũ giác, đặt vào đĩa nhỏ.
- Tượng ông Cóc: Tượng Ông Cóc là lễ vật đặc trưng của ban cúng thần tài. Với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc, may mắn vào nhà.
- Trái cây: Đối với lễ cúng thần tài hàng ngày, gia chủ có thể tùy chọn lễ vật trái cây tươi. Có thể từ 1, 3 hoặc 5 loại trái đẹp mắt, có màu sắc tươi sáng.
- Hoa tươi
Phần lễ chay cúng ông thần tài thổ địa mùng 10
- Bánh kẹo: Sắp 1 phần bánh kẹo nhỏ, có thể có từ 1 đến 5 loại kẹo khác nhau đều được. Nếu là kẹo để trong túi lớn, gia chủ nên bóc ra và xếp lên đĩa.
- Xôi chè: 5 cốc xôi chè
Phần lễ mặn cúng thần tài thổ địa mùng 10
- Giò lụa: Giò lụa mua về cắt thành khoanh tròn, bổ miếng thành hình tam giác hoặc tỉa hoa tùy thích.
- Xôi hoặc bánh chưng: 1 đĩa.
- Mâm lễ tam sên (cho lễ cúng Thần Tài hàng tháng): Tùy theo đặc trưng của từng vùng miền. Mà mâm lễ tam sên sẽ có những món đặc trưng riêng. Nhưng đều tuân theo quy luật là lựa chọn 3 lễ vật đại diện cho 3 loài. Chung sống trong trời đất nhưng ngụ cư khác nhau.
- 1 loài sống trên không (trên mặt đất).
- 1 loài sống ở mặt đất.
- 1 loài sống dưới nước.
- Ví dụ mâm lễ tam sinh ở miền Bắc thường chọn là: 1 miếng thịt lợn luộc – thịt 3 chỉ tươi ngon. Để cả miếng lớn, không thái, không băm nhỏ hay trộn với món khác.1 con tôm luộc (tôm to, nếu tôm nhỏ thì có thể sắp 3 con). 1 quả trứng luộc (tốt nhất là chọn trứng gà).
Những điều cần lưu ý khi sắm lễ vật cúng lên bàn thờ thần tài thổ địa
Gia chủ có thể sắp lễ cúng và tiến hành nghi thức thờ cúng theo 3 bước cơ bản
- Bước 1: Lau dọn bàn thờ thần tài thổ địa sạch sẽ.
- Bước 2: Chuẩn bị đồ thờ cúng và sắp lễ lên bàn thờ thần tài đầy đủ trước khi thắp nhang. Tránh trường hợp vừa cúng thần tài thổ địa vừa bổ sung lễ vật lên bàn thờ.
- Bước 3: Làm lễ cúng Thần Tài hàng ngày và hàng tháng.
Khi sắp lễ vật cúng lên bàn thờ cúng thần tài thổ địa gia chủ cần lưu ý
- Sắp lễ vật bình hoa ở hướng Đông, lễ vật trái cây ở hướng Tây.
- Lọ hoa có thể tùy chọn loại hoa, tuy nhiên về số lượng bông là cắm theo số lẻ.
- Lễ vật có thể không tươm tất nhưng nhất định phải sạch sẽ. Do đó người trực tiếp sắp lễ và làm lễ cúng phải ăn vận gọn gàng, kín đá. Rửa sạch tay chân, đầu tóc gọn gàng, tác phong nghiêm túc, đoan trang.
- Nhiều người sẽ hạ lễ Thần Tài khi hết 2/3 số hương đã cháy, tuy nhiên dưới góc độ tâm linh. Thời gian chuẩn để hạ lễ vật xuống khỏi bàn thờ Thần Tài nói riêng. Các nghi thức thờ cúng khác nói chung là khi hương đã cháy hết hoàn toàn. Vì đây chính là lúc các vị thần tài, thổ địa đã thụ lễ xong. Và cho phép con cháu người trần thụ hưởng lễ vật.
Chuẩn bị mâm cúng thần tài chi tiết, cách sắp lễ cúng ngày vía thần tài hàng năm
Ngày vía thần tài có ý nghĩa như thế nào?
Tục cúng thần tài thổ địa có thể cúng hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện nghi thức lễ cúng thần tài hàng ngày và hàng tháng. Thường khá đơn giản cả về chuẩn bị lễ vật và tâm thế thờ cúng. Riêng ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, nghi thức cúng thần tài thổ địa. Được tổ chức rất long trọng, được dân gian Việt Nam và các nước Phương Đông gọi là ngày vía thần tài.
Xuất phát từ quan niệm thần tài là vị thần may mắn, cai quản, trông giữ và phù trợ tiền tài, của cải, tài lộc. Nên nghi thức cúng thần tài thổ địa mùng 10 trước hết có ý nghĩa. Thể hiện lòng biết ơn của gia chủ đối với vị thần này. Sau cùng cũng là những mong cầu cho 1 năm mới thuận lợi, suôn sẻ, làm ăn phát đạt và có nhiều của cải.
Hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ vật cúng vía thần tài hàng năm
Cúng thần tài là một ngày lễ quan trọng, quyết định vận mệnh của 1 năm (ý nghĩa tinh thần). Do vậy, mâm lễ cúng vía thần tài thổ địa được chuẩn bị rất lớn, bao gồm các lễ vật là:
Nhóm lễ vật cơ bản trong mâm cúng vía thần tài
Cúng vía thần tài thổ địa bao gồm các lễ vật là:
- Bát hương, hương cúng: Theo quan niệm dân gian, bát hương trên ban thờ thần tài. Có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định đến đường làm ăn, tài lộc của gia chủ. Do vậy, bát hương cúng vào ngày vía thần tài phải được xem xét và chuẩn bị cẩn thận. Gia chủ hoàn toàn có thể tín tâm và mời các thầy cúng có uy tín về chuẩn bị bát hương.
- Về hương cúng, gia chủ có thể chuẩn bị hương cây, rút lấy 3 cây hương mới, thắp và cắm lên bát hương. Số hương còn lại giữ để cúng Thần Tài hàng ngày và hàng tháng
- Đèn cầy: 2 cây
- Trầu cau tươi: Chuẩn bị 1 quả cau, 1 lá trầu tươi, đem lau sạch (không rửa trôi với nước). Cau để nguyên quả, bao gồm cả vỏ, cuống và râu – tóc – cau là tốt nhất. Trầu để nguyên lá, chọn lá to bản, xanh, không sâu bọ. Sắp theo trật tự lá trầu để bên dưới, cau đặt lên trên.
- 5 chén rượu: Xếp thành hình ngũ giác.
- Bộ ba chum gạo, chum muối và chum nước: Gạo sạch, tươi nguyên (chưa đem vo với nước), muối tinh và nước sạch. 3 chum đổ đầy vừa phải, đặt giữa tượng ông thần tài và ông thổ địa. Sau khi cúng giữ lại nguyên 1 năm, đến cuối năm mới bỏ đi.
- Thuốc lá: 1 bao mới nguyên
- Tiền vàng mã: Đủ bộ
- Tiền lẻ của người trần: Có thể là 1 mệnh giá hoặc nhiều mệnh giá.
- 1 bình hoa tươi: Có thể chọn hoa hồng, cúc hoặc đồng tiền, đặt ở hướng Đông trên bàn thờ.
- 1 đĩa ngũ quả: gồm 5 loại trái quả tươi không đồng màu và đồng chất.
- Tượng ông Cóc ngậm tiền tượng trưng cho sinh khí, tài lộc vào nhà
- Tượng ông Thần Tài và ông Thổ địa đặt 2 bên là tượng đại diện mang tính tượng trưng.
Nhóm lễ vật mặn trong mâm cúng vía thần tài
- 1 bộ tam sên (bộ tam sinh): Chuẩn bị tương tự mâm tam sinh như mâm cúng hàng tháng.
- 1 con gà luộc: gà trống da vàng luộc vừa chín tới
- Cá lóc nướng
- Nếu có điều kiện, gia chủ có thể chuẩn bị heo quay, các món xào, món canh, món xào có tỏi.
Nhóm lễ vật chay (lễ vật ngọt) trong mâm cúng vía thần tài
- Xôi đậu xanh hoặc bánh chay (hoặc cả hai loại)
- Kẹo: 1 đĩa lớn
- Xôi chè: 5 cốc
Bài văn khấn cúng ông thần tài ngày vía thần tài
(Đối với những gia đình đã có kinh nghiệm thờ cúng thì có thể bỏ qua).
Trên đây là những kiến thức tổng hợp nhất về lễ vật cho mâm cúng thần tài. Bao gồm lễ vật cho mâm cúng hàng ngày, mâm cúng hàng tháng và mâm cúng mùng 10 tháng Giêng. Gia chủ có thể tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng chất lượng cao tại Đồ Cúng Việt Nam.