Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Xây Dựng [Thợ Hồ]

Giới thiệu tổng quan về Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Xây Dựng [ Nghề Thợ Hồ ]

Tục ngữ dân gian có câu: “Trong 360 nghề, nếu một nghề mà không có người sáng lập thì nghề đó không thề tồn tại với thời gian”.

Và nghành xây dựng, nghề thợ hồ đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên bạn đã biết ai là Tổ nghề xây dựng, thợ hồ chưa? Trong bài viết này MamCungViet.com.vn sẽ chia sẻ với bạn thông tin thú vị này.

Việc thờ phụng tổ nghề vốn là truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng trân trọng, biết ơn đối với các bậc hiền nhân đã có công truyền bá một nghề cho hậu thế. Đây còn là sự tôn vinh, khẳng định thương hiệu của nghề. Do vậy, hành trình tìm Tổ sư nghề xây dựng, ông thợ hồ đầu tiên là ải – một nghề luôn làm đẹp cho xã hội ở mọi thời đại để ghi công, tưởng nhớ cũng là đạo đức “uống nước nhớ nguồn” của những người trong ngành Xây dựng. Tuy nhiên, việc làm này quả không phải là dễ dàng. Bởi vì, hiện nay có nhiều quan điểm và tranh cãi cho rằng, Lỗ Ban là ông Tổ nghề xây dựng, là người thợ hồ đầu tiên, đồng thời cũng là Tổ nghề mộc. Có người lại bảo “Nữ Oa đội đá vá trời” mới chính là vị Tổ của nghề xây dựng… Vậy, ai là Tổ sư nghề xây dựng? Hãy cùng MamCungViet.com.vn đi tìm câu trả lời nhé.

Nguồn gốc của nghề thợ hồ, ngành xây dựng

Lễ giỗ ông tổ nghề thợ hồ, giỗ tổ nghè xây dựng được bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc. Giỗ tổ nghề xây dựng ở nước ta còn được gọi là thợ hồ hay thợ xây. Trong năm người ta thường sẽ tổ chức lễ giỗ ông tổ nghề xây dựng vào 2 ngày đó là ngày 13 tháng 6 lịch âm và vào ngày 13 tháng 12 lịch âm. Đây là một trong những lễ giỗ tổ nghề được tổ chức không chỉ có quy mô mà còn được cúng kiến vừa chu đáo lại vừa tỉ mỉ và nhiều lễ vật cúng được tổ chức bởi các nhà thầu xây dựng lớn. Ông tổ nghề của nghề thợ hồ xây dựng được người trong nghề này thờ cúng là ông Lỗ Ban. 

Lỗ Ban có tên thật là Công Du Ban, ông được sinh ra tại nước Lỗ, ông còn được gọi với cái tên khác đó là Công Du Tử nhưng mọi người thường nhắc tới ông với cái tên là Lỗ Ban. Ông được biết đến là người làm xây dựng xuất sắc và là một thợ thủ công tài năng nhất trong lịch sử quốc gia Trung Quốc.​

​Lúc Lỗ Ban sinh ra là vào một buổi chiều của ngày 7 tháng 5 năm 507 (năm trước Công nguyên), khi đó có rất nhiều con rết tụ về và có một mùi thơm lạ lan tỏa trong căn nhà ông sinh ra. Lúc ấy tất cả mọi người có mặt đều rất ngạc nhiên và cho rằng đây là một điềm lành về việc chư thần chuyển thế vào người phàm. Lúc còn trẻ ông không có sự đam mê với sách vở mà chỉ chú tâm vào nghiên cứu điêu khắc và các việc thủ công, ông say mê và đam mê nó đến quên ăn quên ngủ. 

Cho đến khi ông 15 tuổi thì ông quyết định đi theo Đoan Mộc để học về nghề mộc. Khi ông ngộ được chí hướng sống của mình. Chính vì vậy ông đã theo học một cách rất nghiêm túc và học cho đến khi tinh thông về nghề này. Sau đó, ông đã chu du khắp các quốc gia, khi ông dừng chân tại nước Chu, ông đã có lời khuyên cho đất nước này. Tuy nhiên, do nước Chu không nghe theo ông nên sau đó ông đã chán nản và quyết định quy ẩn. 

Ông sống ẩn cư như vậy cho đến năm thứ 13 thì ông quyết định tìm đến Cựu Bao để hàn huyên và sau đó ông đã học nghề điêu khắc từ Cựu Bao và nhận Cựu Bao làm thầy dạy, mong muốn của ông khi học điêu khắc đó là muốn vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền văn hóa của Trung Quốc. Với quyết tâm đó, ông đã rất chăm chú vào việc học nghề và hoàn thiện các kỹ năng của mình. Từ đó ông đã tạo ra rất nhiều công cụ làm mộc và điêu khắc nhờ vào óc sáng tạo của mình. Ông cũng thu nhận rất nhiều đồ đệ để truyền thụ kiến thức và kỹ năng của mình, khai mở ra một thời kỳ làm mộc và điêu khắc mới, đánh dấu một bước phát triển của lịch sử đất nước. ​

Rất nhiều đời nghệ nhân làm mộc, điêu khắc đã truyền lại với nhau về ông tổ nghề xây dựng Lỗ Ban là người đã làm ra con chim gỗ biết bay. Ngày ấy con chim có thể bay trên trời tới 3 ngày và đã được triều thần áp dụng vào quân sự, chính thiết kế này đã khởi đầu cho hoạt động trinh thám về sau. Sau đó, ông còn làm ra con ngựa gỗ có thể đi bộ trên đất tự động, một dạng sơ khai của chiếc xe máy thời nay, tuy nhiên kỹ thuật này đã mai một dần và mất hẳn sau nhiều đời.​​

Quá trình về sau, Lỗ Ban đã phát minh thêm rất nhiều đồ dùng và dụng cụ cũng như kỹ năng làm nghề mà ông để lại cho văn hóa Trung Quốc. Trong đó có chiếc bản đồ có thể đo vẽ địa hình theo 3 chiều đã được các đời vua sử dụng trong chiến sự và được đánh giá rất cao. Lỗ Ban đã để lại cho đời sau không chỉ là các đồ dùng, dụng cụ mà còn là các kỹ năng truyền nghề xuất sắc và các thiết bị cơ khí. 

Đời sau đã tiếp nối các phát minh của ông cũng như tư tưởng và lời dạy dỗ mà Lỗ Ban để lại để phát triển và gìn giữ cho thế hệ sau. Tư tưởng của Lỗ Ban rất tiên tiến trong việc đào tạo những người thợ mới. Đối với họ, ông cho rằng điều đầu tiên mà họ cần học đó là bài học đạo đức và tính kỷ luật bản thân, sau đó là tu dưỡng về lý trí và sự tập trung trong công việc, tiếp theo mới đến việc học cách sử dụng các công cụ. Tư tưởng này đã đào tạo nên những người thợ thủ công xuất sắc trong nhiều thế hệ làm nghề thợ hồ, thợ mộc.

Lỗ Ban là người có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của loài người bởi những công cụ mà ông phát minh ra vẫn đang được sử dụng, thậm chí được cải tiến để áp dụng tốt hơn trong thực tế. Có thể nói, Lỗ Ban là người đã giúp cho cuộc sống của loài người được ổn định, đầy đủ và an toàn hơn.

Ý nghĩa của lễ cúng giỗ tổ nghề thợ hồ ngành xây dựng

Giỗ tổ nghề thợ hồ, hay lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng mang ý nghĩa quan trọng đối với những người làm trong nghề này. Hằng năm, đến ngày giỗ tổ là người trong nghề sẽ tổ chức buổi lễ cúng bái thật trang trọng và tâm linh.

Việc cúng giỗ tổ nghề thợ hồ, giỗ ông tổ nghề xây dựng là dịp để con cháu nghề này được tạ ơn công lao khai sáng và lưu truyền đời đời không bị mai một. Lễ cúng giỗ tổ nghề được tổ chức như thế nào, các bước thực hiện ra sao, mâm cúng cần có những gì là điều mà không phải ai cũng có thể biết rõ. 

Ngày cúng giỗ ông tổ nghề thợ hồ, xây dựng.

Bao nhiêu đời làm nghề thợ hồ vẫn truyền lại với nhau rằng ông tổ nghề thợ hồ, ông tổ nghề xây dựng là Lỗ Ban. Chính vì vậy, một năm có 2 ngày để làm giỗ là ngày 13 tháng 6 và 20 tháng chạp năm âm lịch, nhưng người ta vẫn thường làm vào 20 tháng chạp và làm với quy mô lớn. 

Vào ngày lễ giỗ ông Tổ nghề xây dựng, lễ cúng giỗ sẽ được tất cả người trong nghề đứng ra tổ chức không chỉ nghiêm túc mà còn long trọng và quy củ, đặc biệt là vào ngày 20 tháng chạp thì yêu cầu về tổ chức lễ cúng lại càng khắt khe hơn. Chủ lễ thường sẽ là người có uy tín trong nghề, được người trong nghề nể trọng, nếu không thì sẽ là người đứng tuổi nhất trong nghề.

Ngoài ra, người ta thường làm lễ nhập môn cho những người thợ mới vào nghề để ra mắt ông tổ nghề thợ hồ và ra mắt tất cả các thợ nghề. Lễ vật của thợ mới vào nghề để dâng lên bàn thờ tổ là một chú gà trống, hương nhang và một chai rượu trắng. Chủ lễ sẽ tiếp nhận lễ vật mà người thợ mới dâng lên sau đó lên nhang, báo cáo ông tổ nghề rồi vái lạy, sau đó người thợ mới cũng hành lễ tạ ông tổ nghề. 

Giỗ tổ nghề được làm vào ngày 13 tháng 6 thì sẽ được tổ chức đơn giản hơn và thường được người thợ cúng tại nơi làm nghề. Lễ vật cần được chuẩn bị không chỉ đầy đủ, mà còn đúng lễ nghi, lễ được dâng lên hương án và khấn vái, sau đó, tất cả người thợ và khách sẽ quây quần lại cùng với nhau để thụ lộc. Quá trình này, mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm trong nghề với nhau để trao đổi, học hỏi, đưa ra các vấn đề vướng mắc muốn được hỗ trợ tháo gỡ, với mục đích giúp nghề được truyền đời và phát triển hơn. 

Lễ vật cúng giỗ tổ nghề thợ hồ, giỗ tổ ngành xây dựng gồm những gì?

Mỗi lễ cúng tổ nghề thợ hồ đều có thể được chuẩn bị và tổ chức khác nhau nhưng đều phải đảm bảo những lễ vật và nghi thức quy định. Tùy theo điều kiện và quy mô tổ chức lễ cúng mà chủ lễ sẽ chuẩn bị những đồ lễ vật nhiều hay ít, đa dạng đồ lễ hay không, tuy nhiên, một mâm lễ cúng ông tổ nghề thợ hồ cần chuẩn bị tối thiểu những đồ lễ sau: 

  • Mâm ngũ quả
  • Lọ hoa
  • Hương nhang thơm
  • Đèn cày hoặc nến cốc
  • Bát gạo, bát muối và ấm trà đã được pha sẵn 
  • Chai rượu trắng
  • Chai nước lọc
  • Cơi trầu và cau
  • Giấy tiền vàng
  • Xôi hoặc chè
  • Gà luộc cả con 
  • Lợn quay cả con
  • Bánh bao, Bánh chưng hoặc bánh tét, Bánh hỏi, Chả lụa…

Hướng dẫn cách bày cúng giỗ tổ nghề xây dựng đúng tâm linh

Để cho lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng được tổ chức suôn sẻ và đảm bảo ý nghĩa tâm linh thì chủ lễ cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Chuẩn bị mâm đồ lễ vật cúng ông tổ nghề không chỉ đủ mà còn đặt tâm vào đó. Việc chuẩn bị mâm cúng chu đáo là để bày tỏ tấm lòng thành với các vị tiên tổ có công khai sáng và phát triển nghề thợ hồ cho đến đời sau tiếp nối. 
  • Chuẩn bị bài văn khấn cúng ông tổ nghề thợ hồ cần tham khảo trong các cuốn sách tâm linh chính thống hoặc được thầy cúng chỉ dẫn. 
  • Thắp nhang hương và đọc lời khấn nguyện thật rõ ràng với âm lượng vừa đủ. 
  • Khi nhang tàn thì chủ lễ xin hạ lễ và hóa vàng rồi tán lộc để thụ lộc. 
  • Cúng giỗ giỗ tổ nghề thợ hồ là một truyền thống đẹp của dân tộc và được truyền lại qua nhiều thế hệ làm thợ hồ. Do đó, nếu không có thời gian để chuẩn bị một mâm lễ cúng giỗ đúng tâm linh, bạn có thể tìm đến các dịch vụ mâm cúng trọn gói. 

Cúng ông tổ nghề thợ hồ, cúng tổ nghề xây dựng không phải chỉ đơn giản là một việc cúng bái bình thường. Nếu làm không chu đáo và đầy đủ thì có thể sẽ ảnh hưởng tới nghiệp của cả nghề. Nhiều nơi lễ cúng ông tổ nghề thợ hồ do công ty xây dựng chủ lễ còn mới cả đội múa lân tơi, mở tiệc khoản đãi khách và đối tác với mong muốn may mắn cả năm, tạo quan hệ và trao đổi kinh nghiệm trong công việc. 

Đặt mâm lễ cúng ông tổ nghề xây dựng, nghề thợ hồ ở đâu

Khi bạn lựa chọn phương án đặt mâm cúng trọn gói, hãy tìm đến dịch vụ cung cấp mâm cúng Mâm Cúng Việt [ Đồ Cúng Việt Nam ]. Đây là một đơn vị có uy tín trong lĩnh vực tâm linh, đảm bảo cung cấp cho bạn những mâm lễ cúng không chỉ đúng tâm linh, chất lượng tốt nhất mà còn phù hợp về mặt giá cả và túi tiền của nhiều khách hàng. 

Ngoài cúng cấp mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng trọn gói, Mâm Cúng Việt còn cung cấp các sản phẩm mâm đồ khác : mâm cúng thôi nôi, mâm cúng đầy tháng, mâm cúng khai trương, mâm cúng động thổ….

Sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng Mâm Cúng Việt | Đồ cúng Việt Nam sẽ giúp khách hàng luôn yên tâm về lịch hẹn giờ để giao mâm lễ, chất lượng mâm lễ luôn đảm bảo vấn đề vệ sinh và an toàn sức khỏe. Quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng trọn gói hãy liên lạc Mâm Cúng Việt qua hotline: 07.7878.3838 để được tư vấn tận tình nhất. Hoặc truy cập vào website: https://mamcungviet.com.vn/để biết thêm thông tin nhiều sản phẩm.

Bài viết liên quan