Mâm cúng rằm trung thu tháng 8 gồm những lễ vật gì?

Mâm cúng rằm trung thu tháng 8 có sự khác biệt so với lễ cúng rằm tháng 7; hay những lễ cúng ngày rằm khác không?. Theo truyền thống dân tộc, lễ cúng rằm trung thu tháng 8 không làm lễ mặn; mà thay vào đó là cúng chay nhưng có phần thịnh soạn hơn.

Sắm sửa mâm cúng rằm trung thu tháng 8 chuẩn nhất.

Mâm cỗ rằm tháng 8 hằng năm là một trong những mâm cỗ chay; có quy mô lớn nhất so với các lễ cúng chay khác trong phong tục truyền thống dân tộc Việt Nam. Trong ngày rằm tháng 8 này, người dân thường bày biện một mâm cỗ trung thu lớn; với sự sáng tạo và tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh việc cúng cỗ, nhiều nơi còn tổ chức các hoạt động vui chơi có tính quần chúng; với quy mô lớn, rước đèn ông sao tập thể và phá cỗ trung thu đám đông.

Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu

Theo phong tục truyền thống của dân gian được truyền đời từ hàng nghìn năm nay; cứ mỗi dịp trung thu đến; người dân ta lại nô nức trong không khí chào đón tết trung thu. Ngày Tết trung thu diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm; mọi người cùng nhau đón ngày tết này dưới ánh trăng sáng vành vạch; cùng trò chuyện và cùng nhau cầu ước được một đời bình an. 

Nhiều người vẫn quan niệm, Trung thu tháng 8 tại Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa. Nhưng trên thực tế, truyền thuyết về ngày này của mỗi đất nước lại không giống nhau; sự khác nhau này còn được thể hiện rõ nhất trong cách tổ chức đón tết. 

Nếu như Tết Trung Thu của người dân Trung Quốc là câu chuyện tình giai thoại của nàng Hằng Nga và chàng Hậu Nghệ; thì câu chuyện truyền thuyết về ngày Tết tháng 8 ở Việt Nam lại được kể về về câu chuyện chú Cuội chị Hằng.

Tết Trung Thu còn xuất phát từ câu chuyện lịch sử của đất nước Trung Quốc vào thời nhà Đường; cái tết trung thu này được gắn liền với nhân vật Dương Quý Phi. Dương Quý Phi có nét đẹp nhất nhì vào thời đại bấy giờ; và là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa. 

Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng; mà khi trở thành phi của đức vua Đường Huyền Tông, nàng đã mang đến một câu chuyện tình bi đát; nhiều người đã cho rằng nàng là người đã mê hoặc đức vua Đường Huyền Tông đắm chìm trong rượu và sắc mà bỏ bê công vụ triều chính.

Do vậy, để lấy được niềm tin của triều thần mà đức vua Đường Huyền Tông đã buộc phải ban dải lụa trắng cho vị sủng phi của mình; trong niềm tiếc thương vô hạn. Khi chứng kiến cảnh này, các nàng tiên đã vô cùng xúc động. Do đó, cứ vào đêm trăng tròn và sáng nhất của mùa thu; các nàng tiên sẽ cho đức vua lên trời để gặp lại nàng Dương Qúy Phi. Sau đó, khi trở về với trần gian; ông đã đặt ra tục lệ cứ đến ngày tết trung thu sẽ làm lễ cúng để tưởng nhớ đến vị sủng phi độc nhất vô nhị của mình.

Ở Việt Nam còn có nhiều tài liệu đã ghi chép lại rằng; thời nhà Lý, tại kinh thành Thăng Long; tết trung thu được người dân tổ chức với ý muốn tạ ơn đối với thần Rồng đã mang mưa đến cho người dân được mùa màng bội thu; có được cuộc sống ấm no.

Trong ngày Tết trung thu, hình ảnh sặc sỡ và lung linh của những chiếc đèn lồng ông sao được soi sáng trong ánh nến và ở dưới ánh trăng vàng. Đối với người Trung Hoa thì đèn lồng lại được treo ở trước cửa ngôi nhà; với ý nghĩa tượng trưng cho sự bình an và may mắn. Nhiều nơi lại làm thành hình chiếc đèn hoa đăng. Sau đó, người ta ghi lời ước nguyện của mình lên chiếc đèn và thả trôi theo dòng nước. 

Đối với người dân Việt Nam, đèn lồng thường được làm thủ công cho trẻ em vui chơi. Nhiều nơi còn tổ chức cho trẻ em đi rước đèn trung thu theo đoàn. Những chiếc đèn lồng trung thu được làm thành hình dáng của vô số con vật hoặc đồ vật; hay hoa cỏ trông vô cùng ấn tượng và nổi bật giữa màn đêm ngày Tết trung thu.

Đèn lồng Việt Nam được làm bằng tay từ nguyên liệu là tre và giấy gió; nó được tô vẽ thêm bên ngoài là những hình ảnh vô cùng đặc sắc. Đèn lồng truyền thống của người Việt Nam chính là sự biểu hiện của niềm mong ước được vui vẻ, hạnh phúc và no ấm.

Vào mỗi dịp trung thu thì mỗi gia đình người Việt đều sẽ bày biện mâm cỗ với đầy đủ các món chay; và đặc biệt, không thể thiếu nhất là món bánh trung thu. Tùy theo điều kiện ở mỗi gia đình mà làm mâm cúng rằm tháng 8 to hay nhỏ. Mâm cỗ cúng này được người dân cắt tỉa theo hình các con vật hoặc bông hoa nên vô cùng đẹp mắt và đặc biệt.

Sau khi gia chủ cúng vái xong, đợi đến khi nhang tàn; các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần để phá mâm cỗ trung thu; thưởng thức hương vị của mâm cúng ngày tết Trung Thu trong không khí đầm ấm gia đình. 

Mâm cúng rằm Tết Trung Thu tháng 8

Tết Trung Thu hằng năm của người dân Việt Nam được diễn ra vào đúng ngày 15 tháng 8 âm lịch. Ngoài việc tổ chức những hoạt động có tính vui chơi tập thể; như rước đèn, ngắm trăng và phá cỗ thì việc bày thành mâm cỗ để cúng Rằm – một phần vô cùng quan trọng không thể thiếu.

Mâm cỗ cúng ngày Rằm trung thu tháng 8 đã được các gia đình Việt Nam vô cúng chú trọng. Vào ngày này người dân thường cố gắng sắm sửa mâm cỗ sao cho cho tươm tất nhất; nhằm thể hiện được thành ý của thế hệ các con cháu; luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên của mình.

Mâm cỗ Tết Trung Thu theo đúng phong tục dân gian; không diễn ra quá chú trọng vào việc làm các món ăn; là chay hay mặn mà chủ yếu được tạo hình nhân vật thật đặc biệt. Do đóm, 1 mâm cỗ cúng ngày rằm thung thu tháng 8; thông thường bao gồm những lễ vật như sau:

  • Hương nhang, nến hoặc đèn dầu, gạo và muối sạch
  • Nếu gia đình nào tổ chức lễ cúng mặn; thì có thể chuẩn bị các món quen thuộc như gà luộc, xôi, chè, cháo…
  • Bánh trung thu được cúng bao gồm cả bánh dẻo và bánh nướng với đủ các kiểu nhân; khi chọn, gia đình có thể tính sao cho hợp với gia đình.
  • Mâm quả với 5 loại trái cây, cụ thể: 1 nải chuối chín vàng; 01 quả hồng (tượng trưng cho niềm hy vọng); 01 quả bưởi (tượng trưng cho những điều tốt lành); 01 quả mãng cầu (hay có thể thay thế bằng quả na, tượng trưng cho sự sinh sôi, đông con nhiều chắc); 1 quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn). Ngoài ra nhiều gia đình còn bày thêm nhiều loại trái cây khác nhau’ để mục đích tăng thêm sức hấp dẫn và tăng độ thẩm mĩ cho mâm cỗ.
  • Bình hoa tươi, có thể sử dụng nhiều loại hoa khác nhau
  • Ấm trà, có thể sử dụng các loại trà như trà nhài, trà hoa sen,… để gia đình cùng thưởng thức vị bánh trung thu dưới ánh trăng.

Tuy vậy, một mâm cỗ trung thu được sắm sửa cụ thể ra sao còn tùy thuộc vào truyền thống; cũng như phong tục của từng địa phương, mang theo những nét đặc trưng về văn hóa riêng có. 

Bài văn khấn cúng rằm trung thu tháng 8 chi tiết và chuẩn nhất 2021.

Văn khấn trung thu rằm tháng 8 cùng chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ; theo truyền thống là một trong những nghi lễ quan trọng trong mỗi gia đình mỗi dịp Trung thu về. Sau đây là bài cúng trung thu rằm tháng 8 chi tiết và chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo.

Cách sắp xếp mâm cỗ Trung Thu tháng 8 chuẩn tâm linh nhất 

Việc bày biện, sắp xếp mâm cỗ cúng trong cúng Rằm Trung Thu tháng 8 không được người dân tuân theo một nguyên tắc cụ thể nào. Nhưng nó lại thể hiện tính thẩm mỹ cũng như sự sáng tạo rất cao. Việc bày biện, sắp xếp mâm cỗ trung thu còn phụ thuộc rất lớn vào sự khéo léo của đôi tay từng người. Bởi các lễ vật đều được cắt tỉa hay tạo hình thành các nhân vật hay sự vật đặc biệt. Nhờ đó, mâm cúng rằm tháng 8 trở nên đẹp mắt; đặc sắc và vô cùng hấp dẫn, thành phần lễ vật cần đảm bảo đầy đủ như đã nói ở trên là được. 

Ngoài ra, khi trình bày, sắp xếp mâm cỗ cúng ngày Rằm Trung thu cũng cần phải quan tâm đến sự cân đối hài hòa giữa các màu sắc; các loại hoa quả, phù hợp với tính âm dương, ngũ hành, nóng lạnh để tránh cho bị lệch tông màu; tạo sự tương khắc gây ảnh hưởng không tốt. 

Địa chỉ đặt mâm cúng rằm Tết Trung Thu tháng 8 ở đâu tốt nhất?

Lễ cúng ngày rằm trung thu tháng 8 mang ý nghĩa đặc trưng riêng biệt; nên việc chuẩn bị trong ngày này cũng cần phải có cái tâm cùng sự chu đáo lên hàng đầu. Lựa chọn việc sử dụng dịch vụ mâm cúng tâm linh trọn gói sẽ mang đến cho gia đình bạn một mâm cúng vừa thẩm mỹ cao; lại còn tiết kiệm khá nhiều cho ngân sách eo hẹp của gia đình; tiết kiệm được cả thời gian để chuẩn bị và công sức đầu tư để sắm sửa và bày biện. 

Đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói tại Mâm Cúng Việt là một giải pháp vô cùng tối ưu. Dành cho những người không có khả năng dành thời gian để sắm sửa lễ vật. Dịch vụ cung cấp mâm cúng tâm linh luôn sẵn có các gói đồ lễ khác nhau; để cúng rằm tháng 8 đa dạng với hình ảnh mâm cúng luôn; gắn với giá tiền để khách hàng có thể chọn chính xác và có được thông tin chi tiết của gói đồ cúng. 

Dịch vụ đồ cúng trọn gói chắc chắn sẽ tạo sự hài lòng tuyệt đối với khách hàng; từ giá cả gói đồ lễ cho đến chất lượng đồ lễ. Toàn bộ mâm đồ lễ đều được đơn vị lựa chọn cẩn thận; từ nguồn gốc cho đến độ tươi mới, sứt mẻ, khuyết đầy. ặc biệt, toàn bộ số thực phẩm được cung cấp đều không có chất bảo quản. Toàn bộ mâm lễ cúng được đựng vào đồ dùng 1 lần nên đảm bảo vấn đề vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Nhờ đó, còn tránh cho xảy ra việc va chạm, đổ vỡ, dễ mang đến điềm không may cho gia chủ.

Hiện nay, dịch vụ cung cấp mâm cúng tại Mâm Cúng Việt đang là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng khi muốn đặt lễ cúng tâm linh cho các lễ cúng, trong đó có lễ cúng rằm trung thu. Dịch vụ luôn sẵn sàng có mặt để mang đến mâm cúng đầy đủ, chuẩn tâm linh và bày biện thẩm mỹ cao. Sử dụng dịch vụ để lễ cúng rằm tháng 8 của gia đình thành công ngoài mong đợi.

Bài viết liên quan