Lễ nhập trạch là gì? Cách cúng nhập trạch về nhà mới

Mục lục

Lễ nhập trạch là gì? Cách cúng nhập trạch về nhà mới

So với nhiều lễ nghi khác thì cúng nhập trạch là một trong những nghi thức cúng bái quan trọng nhất trong cuộc sống. Lễ cúng này được lập ra có rất nhiều ý nghĩa và mục đích khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về cúng nhập trạch.

Lễ cúng nhập trạch nhà mới là gì?

Lễ cúng nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng về nhà mới [ tân gia ], trong mâm cúng gồm những lễ vật gì, Mâm Cúng Việt – Địa chỉ cung cấp mâm cúng trọn gói tại TP HCM sẽ giải đáp Tất Tần Tật về lễ cúng này nhé.

Nhập trạch là từ Hán Việt, theo đó “nhập” nghĩa là vào trong, “trạch” là nhà ở, như vậy lễ nhập trạch là nghi lễ vào ở ngôi nhà mới, bất kể đó là nhà xây mới, nhà cải tạo lại, nhà mới mua, hay là nhà đi thuê… Thủ tục nhập trạch cũng có một số lưu ý riêng cần chú ý để mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình.

Nguồn gốc của lễ cúng nhập trạch – về nhà mới.

Với bề dày lịch sử văn hóa 4000 năm của người Việt ta thì bên cạnh các lễ cúng thần, cúng Thổ địa thì còn có thêm lễ cúng nhập trạch, lễ cúng về nhà mới hay còn gọi là lễ cúng tân gia. Người ta cho rằng ở mỗi vùng đất khác nhau sẽ có những vị thần linh cai quản khác nhau.

Theo đó, khi chuyển chỗ ở cũng là chuyển đến một nơi mới thì phải cúng để thông báo cho các vị thần linh về sự chuyển đổi của mình. Từ đó mới có lễ cúng nhập trạch và trở thành phong tục quan trọng của người Việt Nam.

Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Lễ cúng nhập trạch, lễ cúng về nhà mới có rất nhiều ý nghĩa khác nhau như sau:

  • Thông báo, xin phép những vị thần linh cai quản nơi ở mới .
  • Cầu mong bình an, những điều tốt đẹp đến với gia đình, kinh doanh thuận lợi làm ăn phát đạt.
  • Duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.
  • Thể hiện lòng thành kính với các Thần, Thổ địa sẽ mang đến cuộc sống êm ấm, hòa thuận tại nơi ở mới này.
  • Thông báo đến những người sống xung quanh về việc gia đình sẽ sống và làm ăn lâu dài tại đó. 

Với nhiều ý nghĩa quan trọng như vậy nên lễ cúng nhập trạch trở thành nét văn hóa mà khi chuyển đến nhà mới ai cũng sẽ thực hiện. Đặc biệt, đối với những người quan trọng lễ nghi thì lễ cúng này sẽ được chuẩn bị rất kỹ.

ĐẶT MUA MÂM CÚNG THEO GÓI LIÊN HỆ HOTLINE: 07.7878.3838

Mâm cúng nhập trạch về nhà mới cần phải chuẩn bị những lễ vật đầy đủ.

Khi chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch về nhà mới cần phải chuẩn bị đầy đủ mâm lễ. Đây là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để thể hiện được lòng thành kính của mình đối với các vị thần linh. Gia chủ có thể tham khảo mâm cúng sau đây để có thể học theo và chuẩn bị đầy đủ.

Mâm cúng nhập trạch nhà mới chi tiết và đầy đủ nhất | mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu | thủ tục cúng nhập trạch | thủ tục cúng về nhà mới

Lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới bao gồm ?

Tuy là lễ cúng nhập trạch quan trọng nhưng không phải ai cũng biết cách chuẩn bị mâm cúng nhập trạch về nhà mới. Muốn cúng nhập trạch phải có lễ vật và mâm lễ.

Đối với những người không có thời gian và không hiểu biết nhiều về lễ cúng này cũng sẽ khá mất thời gian tìm hiểu. Chính vì vậy, xin mời bạn tham khảo những lễ vật cần thiết nhất cho mâm cúng nhập trạch về nhà mới.

  • Trái cây ngũ quả (01 phần)
  • Hoa cúc kim cương (01 bó)
  • Nhang rồng phụng 03 tấc (01 hộp)
  • Đèn cầy (02 ly) Gạo (01 phần)
  • Muối (01 phần)
  • Trà (01 phần)
  • Rượu nếp mới (01 chai)
  • Nước cúng (01 chai)
  • Giấy cúng về nhà mới (01 bộ)
  • Bánh kẹo (01 phần)
  • Chum sứ (03 cái)
  • Lư xông trầm sứ (01 cái)
  • Trầm hộp (01 hộp)
  • Trầu cau (01 phần)
  • Chè trôi nước (05 phần)
  • Xôi gấc đậu xanh (05 phần)
  • Cháo trắng (05 phần)
  • Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng)
  • Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi)
  • Heo sữa quay (01 con)
  • Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa)
  • Bia Tiger (05 lon)
  • Nước ngọt (05 lon)

Tùy theo điều kiện của mỗi gia chủ mà chúng ta có thể tự tay chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch. Hoặc chúng ta cũng có thể liên hệ với một đơn vị cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng để nhờ họ hỗ trợ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ. Sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng sẽ giúp cho bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức chuẩn bị rất lớn. Đồng thời đảm bảo tránh được sự thiếu sót khi chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng nhập trạch về nhà mới.

Nếu như gia chủ cảm thấy khó khăn trong việc chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng về nhà mới vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline:  07.7878.3838 Đội ngũ nhân viên của chúng tôi lúc nào cũng túc trực, để sẵn sàng tư vấn lựa chọn lễ vật giúp cho gia chủ tổ chức nghi lễ đúng với tâm linh của người Việt nhất.

Hướng dẫn cách cúng nhập trạch về nhà mới chuẩn nhất.

Sau khi đã chọn được ngày tốt, chuẩn bị mâm lễ vật và bài cúng đầy đủ thì tiến hành cúng nhập trạch về nhà mới. Người đại diện cúng thường là gia chủ. Tuy nhiên, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm về việc cúng này thì cũng sẽ cảm thấy khó khăn, lúng túng. Chúng tôi xin hướng dẫn các bước để cúng nhập trạch về nhà mới như dưới đây để bạn dễ dàng thực hiện hơn.

  • Bước 1: Chuẩn bị một bếp lò than nóng sau đó đặt ở trước cửa nhà thường là lối ra vào. 
  • Bước 2: Bắt đầu bày mâm cúng và chuẩn bị lễ vật đầy đủ chuẩn bị cúng nhập trạch.
  • Bước 3: Chủ nhà và lần lượt các thành viên bước qua lò than. Tuy nhiên không ai được đi tay không mà phải vừa mang lễ vật qua vừa bước qua. Nếu gia đình có bài vị tổ tiên thì gia chủ sẽ là người cầm. 

  • Bước 4: Đồng thời khi bước vào nhà phải thì phải bật tất cả các đèn mở các cửa sổ. Đây là cách mà người xưa gọi là đánh thức Thần Linh, giúp ngôi nhà thông thoáng hơn.
  • Bước 5: Gia chủ đặt bàn thờ tổ và sắp xếp theo hướng phù hợp. Các thành viên còn lại bày lễ vật lên mâm lễ. 
  • Bước 6: Gia chủ thắp nhang trước, sau đó tiến hành đọc văn khấn. Các thành viên cũng phải đứng phía sau gia chủ.
  • Bước 7 : Kết thúc đọc văn cúng nhập trạch về nhà mới thì gia chủ đi nấu một ấm nước rồi châm trà đợi hương tàn. Sau đó mang tiền vàng giấy bạc đồ cúng ra đốt rồi tưới rượu lên chỗ đã đốt. 

Sau khi hoàn thành các bước trên thì phải giữ lại 3 hũ gạo muối và nước trên mâm lễ cúng và treo ở góc mái nhà. Những lễ vật trong mâm cúng này được xem là của ăn của để ấm no đầu tiên để khi gia chủ chuyển đến nhà mới. Do đó, hầu hết sau khi kết thúc quy trình cúng người ta đều thực hiện bước này. 

Một lưu ý ở bước 3 là khi các thành viên cùng bước qua lò than thì phải bước chân trái trước chân phải sau. Quy định này đã xuất hiện từ ngày xưa nên bạn cứ thực hiện theo. Để buổi cúng diễn ra suôn sẻ thì hãy theo thứ tự các bước mà thực hiện.

Các bước cơ bản của quy trình cúng nhập trạch mà trên hy vọng sẽ giúp cho gia chủ có thể tiến hành cúng và thực hiện theo. Cách tốt nhất là hãy chuẩn bị đầy đủ mọi thứ và bắt đầu cúng nhập trạch.

Chọn ngày cúng nhập trạch về nhà mới sao cho hợp lý.

Có không ít người thắc mắc về ngày cúng nhập trạch. Trong văn hóa Việt thì không quy định bất cứ ngày giờ nào cụ thể để thực hiện lễ cúng. Thời gian được chọn sẽ là do chính gia chủ lựa chọn.

Thông thường, người gia chủ sẽ đi xem ngày nhập trạch là ngày đẹp và hợp với mệnh của gia chủ. Họ cho rằng nếu làm như vậy thì sẽ được phù hộ sống bình yên, êm đềm, giữ lửa gia đình khi chuyển về nhà mới.

Nếu vẫn còn loay hoay trong việc lựa chọn thời gian cúng nhập trạch về nhà mới thì tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của thầy phong thủy xem ngày. Các thầy phong thủy sẽ quyết định ngày phù hợp nhất cho bạn tổ chức cúng nhập trạch.

Bên cạnh đó cũng có không ít người vì tính chất cuộc sống bận rộn nên sẽ dành ra thời gian rảnh để thực hành cúng. Cho dù xem ngày hay tự lựa chọn ngày thì cũng là phụ thuộc vào gia chủ.

Bài văn cúng nhập trạch về nhà mới chi tiết và [chuẩn] năm 2021.

Bài văn khấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lễ cúng nhập trạch về nhà mới. Bởi theo quan niệm dân gian, gia chủ trước tiên về nhà mới phải xin phép những vị thần trấn giữ, thổ công, vong linh. Khi được mọi người chấp thuận mới được phép dọn nhà về. Cụ thể bài văn khấn nhập trạch về nhà mới như sau:

Bài văn khấn gia tiên khi nhập trạch về nhà mới. Mẫu văn khấn cúng nhà mới | bài văn khấn nhập trạch | văn khấn về nhà mới | văn vái nhập trạch | bài cúng về nhà mới chuẩnBài văn khấn thần linh khi cúng nhập trạch về nhà mới. Bài cúng nhập trạch chuẩn | bài văn khấn về nhà mới | bài văn cúng nhập trạch

Cách chọn trái cây bày mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới

Khi chuẩn bị lễ vật, mâm ngũ quả cúng nhập trạch nhà mới cần thể hiện được sự tôn kính và lòng thành tâm của gia chủ đối với tổ tiên và các vị thần linh. Chọn các loại trái cây tươi ngon và mang ý nghĩa cầu mong bình an, may mắn.

Yêu cầu về mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới

Việc chuẩn bị mâm cơm cúng và các lễ vật cúng phụ chắc hẳn không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi nhắc đến mâm ngũ quả nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết nên chọn loại trái cây nào và tránh loại trái cây nào. Để giải đáp băn khoăn của bạn, chúng tôi xin được cung cấp thông tin hữu ích.

Mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới chuẩn phong tục 3 miền Bắc, Trung, Nam.

  • Mãng cầu (hành thủy trong ngũ hành): mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn.
  • Quả dừa (hành thổ trong ngũ hành): với biểu trưng cho việc suôn sẻ, vừa ý, thu hút những điều may mắn đến.
  • Xoài (hành kim trong ngũ hành): tượng trưng cho tiền tài, vật chất và của cải, giúp gia chủ làm ăn phát triển.
  • Quả hồng, cam, quýt (hành hỏa trong ngũ hành): mang mùi hương dễ chịu, có thể xua được tà ma, ám khí, thu hút về những điều thuận lợi may mắn.
  • Chuối (hành mộc trong ngũ hành): biểu trưng cho bàn tay bảo hộ, đem lại sự bình an, sung túc và sự gắn kết ở trong gia đình. Chính vì lẽ này mà bạn thường thấy trong mâm ngũ quả, nải chuối thường được đặt ở dưới để nâng đỡ các loại trái cây khác.

Ngoài các loại trái cây trên thì bạn còn có thể chọn trong nhiều loại trái khác như phật thủ, lựu, bưởi, sung, na, dứa hay là thanh long, nho, . Tùy thuộc vào từng vùng miền, từng mùa trái cây khác nhau mà gia chủ có thể linh hoạt lựa chọn, chỉ cần sắp xếp sao cho mâm ngũ quả được đẹp mắt, gọn gàng là được.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh các loại trái cây có gai, có mùi hắc nồng hay các loại trái có vị quá đắng, chua hoặc cay. Khi lựa chọn trái cây và hoa điều quan trọng đó là phải tươi, mới, không nên lựa quả đã quá chín hoặc héo.

Các bước tiến hành cúng nhập trạch về nhà mới

Bước đầu tiên trước khi tiến hành lễ cúng đó là bạn hãy lấy một chiếc bếp than, đốt lửa đặt ngay ở giữa cửa chính ra ngoài.

Tiếp theo là người trụ cột trong gia đình là người đàn ông sẽ bước chân trái qua lò than trước sau đó mới đến chân phải.

Sau đó sẽ là các thành viên còn lại ở trong gia đình, mỗi người sẽ cầm một đồ vật may mắn mà đã chuẩn bị như chổi, gạo, muối để vào nhà.

Sau khi đã vào nhà xong thì sẽ tiến hành mở hết cửa ra, bật điện giống như một nghi thức đánh thức ngôi nhà mới và khai thông khí cho ngôi nhà này.

Tới đây thì gia đình có thể tiến hành dọn mâm cúng lên, phía đặt mâm cúng sẽ theo hướng hợp tuổi với gia chủ ngôi nhà.

Người đại diện cũng sẽ ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng và tươm tất để thực hiện đọc văn khấn và cúng bái thần linh, tổ tiên.

Sau khi đã cúng xong, trong lúc đợi nhang tàn thì gia chủ sẽ đi đun nước để pha trà, việc này mang ngụ ý là khai hỏa, mang đến một nguồn sinh khí ấm áp, mới mẻ cho căn nhà. Ngoài ra bạn còn có thể tiến hành xông nhà, dùng các loại trầm hương hoặc nhang hương để xông cho ngôi nhà mới.

Sau khi nhang đã tàn sẽ thực hiện đốt giấy tiền vàng bạc, đổ rượu lên khi đã cháy hết và giữ lại 3 hũ gạo muối nước, đặt ngay ngắn lên bàn thờ tổ tiên.

Tới đây thì nghi thức cúng nhập trạch về nhà mới đã hoàn thành và bạn có thể hạ lễ để ăn lấy lộc, rồi tiến hành dọn những đồ dùng khác vào nhà.

Tại sao chúng ta phải cúng nhập trạch và cách chuẩn bị mâm cúng như thế nào là đúng lễ?

Lế cúng nhập trạch, lễ cúng về nhà mới có nên thực hiện hay không? Và khi chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch nhà mới thì nên chuẩn bị mâm lễ vật như thế nào để mang lại ý nghĩa tốt lành cho gia chủ.

Khi chúng ta về nhà mới có nên tổ chức lễ cúng nhập trạch hay không? Đây chính là một trong những câu hỏi được rất nhiều gia chủ quan tâm khi dọn đến nơi ở mới.

Để có thể giải đáp được thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề này thì chúng tôi cũng chia sẻ về tầm quan trọng của việc cúng nhập trạch vào nhà mới. Và nếu như chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch thì nên chuẩn bị mâm lễ vật như thế nào? Cùng tham khảo tất cả những thông tin mà chúng tôi chia sẻ để giúp cho gia chủ có thể tổ chức được mâm cúng nhập trạch vào nhà mới tốt nhất.

Tại sao phải làm lễ nhập trạch, mâm cúng về nhà mới?

Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, “đất có thổ công – sông có hà bá”, mỗi mảnh đất, ngôi nhà đều có một vị thần cai quản riêng. Vì vậy, khi dọn đến nơi ở mới, chúng ta phải xin phép và làm lễ báo cáo với vị thần này rước vong linh gia tiên về bàn thờ mới để thờ phụng, đồng thời xin thần chứng giám và phù hộ cho mọi thành viên trong gia đình được mạnh khỏe, bình an và gặp nhiều may mắn.

Lễ nhập trạch cúng về nhà mới không chỉ là thủ tục chuyển nơi ở, đó còn là sự khởi đầu cho một cuộc sống mới nên nếu chuẩn bị chu đáo, mọi việc suôn sẻ thì đó là dấu hiệu tốt lành giúp cho mọi thành viên cảm thấy yên tâm và trọn vẹn niềm vui.

Cúng nhập trạch, cúng về nhà mới mang lại may mắn và tài lộc như thế nào?

Tổ chức lễ cúng nhập trạch về nhà mới là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng của mỗi gia đình khi dọn đến nơi ở mới. Đây là một trong những cách để giúp cho chúng ta có thể cầu xin sự gia hộ từ thần linh.

Theo Quan Niệm Tín Ngưỡng Dân Gian

Theo như quan niệm tín ngưỡng dân gian thì mỗi một vùng đất sẽ có một vị thần linh cai quản được gọi là Thổ Công. Thổ công là người có quyền hạn trong việc cai quản cũng như quản lý đất đai theo tín ngưỡng của nhân gian. Khi chúng ta dẫn đến một mảnh đất mới thì nên thông báo với người quản lý để họ có thể hỗ trợ cũng như giúp đỡ cho gia chủ. Điều này cũng giống với hoàn cảnh thực tế của con người khi chúng ta dọn đến nơi ở mới thì cũng nên làm quen với hàng xóm để họ có thể hỗ trợ và giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn.

Chính vì lý do đó theo quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt thì chúng ta nên tổ chức một lễ gọi là lễ nhập trạch. Đây là một trong những cách để thông báo cho Thổ Công về sự di dời nhà mới của gia chủ. Cũng như cầu mong cho thủ công có thể phù hộ tại mảnh đất mới gia chủ có thể ăn nên làm ra.

Theo Quan Niệm Tâm Linh

Ngoài ra việc chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch cũng có ý nghĩa tâm linh rất lớn. Đây là một trong những quan niệm xuất phát từ nguồn gốc của Phật giáo thể hiện được tấm lòng của con người đối với vong linh. Những phong lưu lạc không nơi cư ngụ thông thường thì họ sẽ trốn tại những nơi ít có người lui tới. Do đó để đảm bảo an toàn thì chúng ta nên tổ chức lễ cúng bố thí cho vong linh khi về nơi ở mới.

Khi chúng ta thực hiện nghi thức bố thí cho vong linh tại nơi ở mới sẽ tránh được sự quấy phá. Đồng thời giúp cho gia chủ cảm thấy an tâm và thoải mái nhất khi chúng ta về nơi ở mới.

Khai Thông Năng Lượng Cho Nhà

Khi chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch về nhà mới cũng thực hiện một vài nghi lễ để khai thông năng lượng cho ngôi nhà. Đây là một trong những cách để coi thông những nguồn năng lượng tích cực mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho ngôi nhà mới. Để khi gia chủ dọn đến đây có thể nhận được nhiều may mắn và thuận lợi hơn trên con đường làm ăn.

Di Dời Bàn Thờ Đến Nơi Ở Mới

Ngoài ra việc chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch là cúng để di dời Bàn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ và bàn thờ của ông táo, thần tài, thổ địa đến nơi ở mới. Để họ có thể tiếp tục tại nơi ở mới phù hộ cho gia chủ bình an và may mắn. Và thực hiện nghi lễ nhập trạch vô cùng quan trọng do đó chúng ta cần phải tổ chức theo đúng với tâm linh của người Việt.

Thủ tục về nhà mới lấy ngày cần phải làm những gì?

Điều phân vân của bạn có liên quan đến thủ tục về nhà mới lấy ngày cần phải làm những gì sẽ được giải đáp ở nội dung bên dưới.

Xây hoặc mua được một ngôi nhà mới luôn là niềm vui, tự hào của mỗi người, mỗi gia đình. Việc chuyển về nhà mới là điều vô cùng quan trọng đối với gia chủ và nghi thức, thủ tục về nhà mới đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận, kỳ công bởi nó có liên quan đến tài vận, bình an và may mắn của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Theo quan niệm của người Việt nếu về nhà mới mà không làm thủ tục, cúng bái đầy đủ thì sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt đối gia chủ. Vì vậy mà mọi người đều rất chú trọng đến vấn đề này. Và điều phân vân của nhiều người là thủ tục về nhà mới lấy ngày cần phải làm những gì sẽ được giải đáp ở ngay phần dưới đây.

Về nhà mới lấy ngày có ý nghĩa như thế nào?

Về nhà mới lấy ngày hoặc còn được gọi là nhập trạch lấy ngày là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng, cần thiết đối với gia chủ vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận, sự bình an, may mắn cũng như sự vui vẻ trong cuộc sống sinh hoạt của chủ nhân ngôi nhà cùng các thành viên trong gia đình.

Trước khi chuyển đồ về ở thật sự tại ngôi nhà mới thì gia chủ cần phải tiến hành việc dọn về nhà mới lấy ngày. Dù được gọi là lấy ngày nhưng nghi lễ dọn nhà này cũng có giá trị không kém gì lễ nhập trạch chuẩn vì đó là ngày mà các vị thần linh ở khu vực đất xây nhà mới cũng như ông bà tổ tiên sẽ nhận lễ vật và chấp nhận bạn chuyển về.

Theo quan niệm từ xưa thì chọn về nhà mới cần phải chọn ngày đẹp, phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ nên nhiều người có xu hướng nhập trạch lấy ngày trước rồi sau đó mới chuyển đồ về ở hẳn. Với nghi lễ về nhà mới lấy ngày thì gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm để thu xếp công việc khi chuyển về nhà mới mà không cần phải quá vội vàng, không có nhiều sự chuẩn bị.

Quy trình và thủ tục về nhà mới lấy ngày

So với nghi lễ cúng nhập trạch về nhà mới khi chuyển về thì quy trình, thủ tục về nhà mới lấy ngày có sự đơn giản hơn nhưng không vì thế mà bạn làm qua loa, đại khái mà vẫn cần phải thực hiện theo đúng các bước trong quy trình với những thủ tục sau:

  • Chuẩn Bị Lễ Vật.

Cũng giống như việc chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng nhập trạch thì bạn cũng cần phải sắm sửa một số lễ vật (tuy nhiên có thể đơn giản hơn) khi dọn về nhà mới lấy ngày. Các lễ vật bạn cần phải sắm sửa đó là đĩa trái cây, bộ tiền vàng mã, hoa tươi, hương, nến, trà, rượu, gà luộc, xôi và bộ tam sên. Nếu gia chủ không muốn cúng đồ mặn thì có thể chuyển sang làm mâm cúng với các món đồ chay đơn giản.

Bên cạnh việc chuẩn bị, sắm sửa các lễ vật thì gia chủ còn phải chú ý đến việc sắm những món đồ sẽ mang đến nhà mới theo đúng phong tục của người Việt và mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn như gạo, muối, cây chổi quét nhà mới, bếp…

  • Chuyển Bàn Thờ.

Ở ngôi nhà cũ bạn đang để bàn thờ thì khi chuyển sang ngôi nhà mới bạn cần phải làm lễ xin chuyển bàn thờ. Việc làm này cần phải thực hiện một cách cẩn thận, xem ngày giờ cho chính xác và đa phần gia chủ không thể tự làm mà phải nhờ thầy cúng hoặc thầy phong thủy thực hiện việc chuyển.

Gia chủ cần lưu ý là trước khi thực hiện việc chuyển bàn thờ thì cần phải lau sạch sẽ các món đồ rồi đóng gói cẩn thận để tránh bị trầy xước, hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

  • Làm Lễ Cúng Tại Nhà Mới.

Vào đúng ngày đẹp mà gia chủ đã xem thì sẽ tiến hành việc cúng lễ tại nhà mới để lấy ngày. Các lễ vật trong mâm cúng cần bày biện sao cho hài hòa, đẹp mắt để thể hiện lòng thành tâm của bạn và thường là mâm cúng sẽ được đặt ở giữa nhà hoặc ở phía dưới của ban thờ.

Đầu tiên, trước khi làm lễ cúng gia chủ sẽ thực hiện việc đốt lò than giờ đây có thể là chiếc bếp gas mini ở phía cửa ra vào, ngay giữa lối đi rồi gia chủ cầm bát hương và bước qua. Các thành viên trong gia đình cũng sẽ bước vào theo sau và trên tay cầm những vật may mắn đã chuẩn bị như chổi, gạo, muối…mà không được đi tay không vào vì điều đó theo quan niệm là mang ý nghĩa của sự thiếu thốn.

Vào nhà mới cần mở hết các cửa và bật đèn sáng lên rồi gia chủ sẽ thắp hương, đọc bài văn khấn nhập trạch sau đó tiến hành việc đun nước pha trà cho ngôi nhà có sự ấm cúng, vượng khí. Khi hết hương thì gia chủ đem tiền vàng mã đi hóa rồi hạ lộc xuống.

Trên đây là quy trình, thủ tục về nhà mới lấy ngày cần phải làm. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về điều này hãy truy cập địa chỉ website: https://mamcungviet.com.vn/ của chúng tôi.

8 việc cực kỳ quan trọng mà bạn cần thực hiện trước khi dọn về nhà mới

Khi dọn về nhà mới, nhập trạch bạn có rất nhiều những việc cần phải làm nhưng dưới đây là 8 điều cực kỳ quan trọng cần thực hiện trước tiên và hết sức chú trọng.

Trong quan niệm của người Việt thì xây nhà hoặc mua nhà là điều vô cùng lớn, khá vui mừng và hãnh diện trong cuộc đời của mỗi người. Bởi giá trị của ngôi nhà đối với mỗi người là khá lớn và sau rất nhiều ngày tháng vất vả phấn đấu chúng ta mới có được.

Vì thế mà để mong muốn có được cuộc sống vượng khí hơn, có nhiều may mắn, tài lộc hơn khi chuyển đến về nhà mới thì gia chủ cần phải thực hiện rất nhiều việc, trong số đó có 8 việc cực kỳ quan trọng mà bạn cần thực hiện trước khi dọn về nhà mới được bật mí ở phần dưới đây.

Dọn về nhà mới – nhập trạch khởi đầu cho một cuộc sống mới

Cuộc sống của bạn ở ngôi nhà cũ có thể buồn tẻ, nhiều trục trặc, không vui nên khi đã nỗ lực xây, mua được nhà mới thì bạn mong muốn sẽ loại bỏ được hết tất cả những điều tiêu cực đó ra ngoài. Điều này sẽ giúp cho gia chủ có sự thoải mái hơn trong tâm linh cũng như cần phải được chú trọng để mong có thể đem tới sự tốt lành, may mắn hơn cho một cuộc sống mới.

Ngày nhập trạch dọn về nhà mới được xem là ngày khởi đầu quan trọng đối với gia chủ và các thành viên trong gia đình. Trên phương diện tâm linh thì đây còn là ngày mà bạn sẽ báo cáo với các vị thần linh, thổ địa đang cai quản tại khu vực đó về sự có mặt của mình và những mong các ngày sẽ chứng giám, phù hộ cho bạn cùng gia đình luôn được sức khỏe, bình an, may mắn, hạnh phúc.

Bật mí về 8 điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần thực hiện trước khi dọn về nhà mới

Có thể kể ra rất nhiều việc bạn cần phải làm trước khi dọn về ngôi nhà mới nhưng dưới đây là 8 điều cực kỳ quan trọng bạn cần chú ý và thực hiện sao cho chuẩn xác:

Chọn Ngày Giờ Đẹp Để Dọn Về Nhà Mới

Đây là điều đầu tiên bạn cần chú trọng khi chuyển về nhà mới vì nếu không chuyển về đúng ngày giờ đẹp, phù hợp với tuổi, mệnh thì sẽ khiến cho bạn có thể gặp nhiều điều rắc rối, trắc trở. Bạn có thể xem lịch vạn sự để chọn ngày giờ đẹp cho việc chuyển nhà hoặc có thể nhờ thầy cúng, thầy phong thủy hay những người lớn tuổi có kinh nghiệm xem cho.

Từ xưa dân gian đã quan niệm là việc chuyển nhà cần phải hoàn thành trước 3h chiều và tuyệt đối không được chuyển vào ban đêm vì nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới vận khí của chủ nhà.

Làm Lễ Cúng Thần Linh, Thổ Địa

Khi nhập trạch dọn về nhà mới đây là việc quan trọng bạn cần làm vì việc sắm sửa các lễ vật trong mâm cúng đầy đủ, chỉnh chu, tiến hành việc cúng bái theo đúng trình tự sẽ giúp cho bạn nhận được sự chấp nhận của thần linh, thổ địa đang cai quản khu đất của ngôi nhà đó và các ngài sẽ phù trì cho bạn cùng gia đình có nhiều điều tốt đẹp, chào đón một cuộc sống mới hạnh phúc hơn.

Xông Nhà

Dù là nhà mới xây hoặc nhà mua đã có người ở thì dân gian đều quan niệm rằng trước khi dọn về bạn cần thực hiện việc xông nhà. Việc này mang 2 ý nghĩa, 1 là xua đuổi các loại côn trùng gây hại và 2 là xua đi các chướng khí đang có trong nhà, mang đến cho người sống sự tốt đẹp hơn trong cả sức khỏe lẫn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Chuẩn Bị Vật Dụng Mang Vào Nhà

Ông cha ta có quan niệm là khi nhập trạch vào nhà mới cần theo mang theo nhiều vật dụng nhưng bếp và chiếu là 2 vật đầu tiên cần phải mang vào nhà trước. Vì 2 món đồ này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự no đủ, ấm êm.

Đun Sôi Nước

Khi dọn về nhà mới gia chủ cần bật bếp và đun sôi nước. Việc làm này mang ý nghĩa đem lửa đến nhà và cầu mong cho nguồn tài chính của gia đình sẽ được dồi dào hơn.

Treo Chuông Gió

Trong phong thủy thì chuông gió là công cụ dùng để dẫn dắt khí luân chuyển ở trong nhà nên khi dọn về nhà mới bạn nên tiến hành việc treo chuông gió ở ngoài cửa sổ. Bạn hãy chọn các loại chuông gió bằng kim loại để có âm thanh cao từ đó xua tan đi tà ma, đem lại nhiều may mắn cho gia đình hơn. Thực tế cho thấy là mỗi khi nghe tiếng chuông gió bạn cũng sẽ cảm thấy tươi vui hơn.

Bật Điện Sáng Suốt 3 Đêm

Bạn nên bật điện sáng suốt 3 đêm sau khi dọn về nhà mới vì điều này sẽ giúp cho vượng khí ở trong nhà không bị tắt.

Vui Vẻ Khi Chuyển Nhà

Trong ngày nhập trách có thể có nhiều việc xảy ra khiến gia chủ không hài lòng nhưng tuyệt đối phải giữ thái độ vui vẻ, không được đánh mắng con trẻ hay người khác vì điều đó sẽ khiến không khí xung quanh bị ảnh hưởng và mọi việc cũng không được suôn sẻ. Trên đây là 8 việc cực kỳ quan trọng mà bạn cần thực hiện trước khi dọn về nhà mới.

4 điều đại kỵ khi cúng nhập trạch chuyển về nhà mới.

Việc chuyển nhà nhập trạch là nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, tỏ lòng tôn kính đến thần linh và thổ địa kết nhà mới, với mong muốn ơn trên sẽ bảo bạn và phù hộ cho gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây được xem là hình thức “đăng ký hộ khẩu” với thần linh và thổ địa nơi đây.

Bởi lẽ, bạn sẽ sống và gắn bó cả suốt một thời gian dài với ngôi nhà này. Vì thế một người điều chú trọng thực hiện đúng các nghi lễ nhập trạch với mong muốn cầu mong một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia đình. 

Chính vì lẽ đó, ông bà ta thường khuyên con cháu tìm hiểu thật kỹ những việc được làm và không được làm khi chuyển nhà, tránh phạm phải điều kiêng kị. Dưới đây là 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch bạn nhất định phải biết.

Không nên chuyển nhà vào tháng 2 và tháng 7 âm lịch.

Tháng 2 và tháng 7 âm lịch là tháng thanh minh và vu Lan, vì thế ông bà ta thường khuyên con cháu tránh làm nhà hay chuyển nhà vào những tháng này. Bởi vì hai tháng này có mối liên quan đến những người đã khuất, nếu chuyển nhà vào thời gian này sẽ linh động đến người chết và mang lại điềm không lành cho gia đình. 

Nếu rơi vào những hoàn cảnh bất đắc dĩ như thiên tai, hoả hoạn,… bạn vẫn có thể chuyển nhưng tuỳ nghi chứ không tùy tiện. Bạn cần lưu ý thực hiện đầy đủ các nghi lễ cúng vào ngày nhập trạch nhé.

Tránh nhập trạch ngày tam nương, sát chủ

Việc chuyển nhà nhập trạch là sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài của mỗi gia đình. Vì thế, thông thường, ông bà ta thường sẽ chọn lựa những ngày tốt phù hợp với tuổi tác của gia chủ, cũng như phong thủy hướng nhà để chọn ngày chuyển nhà nhập trạch tốt nhất cho gia đạo. 

Ngoài việc chọn những ngày hợp tuổi và có hoàng đạo tốt, bạn cần đặc biệt lưu ý 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch. Trong đó, tránh chọn những nhập trạch vào những ngày tam nương, sát chủ như mùng 3, 7, 18, 22, 27. Những ngày này thường mang đến những điềm không lành cho sức khỏe, tài lộc và cuộc sống của gia chủ.

Hạn chế chuyển nhà vào ban đêm

Theo truyền thống của người Việt Nam, việc chuyển nhà nhập trạch nên được thực hiện vào ban ngày và ban trưa, tốt nhất là từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Dân gian quan niệm rằng việc vận chuyển đồ đạc vào ban đêm thường không tốt cho vận khí gia đình. 

Ngoài ra, vào buổi sáng và buổi trưa là khoảng thời gian bạn đủ sự tỉnh táo và năng lượng để sắp xếp đồ đạc khi chuyển vào nhà mới. Vào ban đêm, bạn thường dễ bị buồn ngủ, dễ gây thất lạc hay đỗ vỡ đồ đạc. Tuy nhiên, nếu bạn và gia đình quá bận rộn không thể chuyển nhà vào ban ngày, bạn vẫn có thể dọn đồ đạc vào ban đêm nhưng phải chú ý quản lý và giám sát đồ đạc cẩn thận.

Thiếu việc tạo sinh khí cho ngôi nhà mới

Việc tạo sinh khí cho ngôi nhà mới được xem là vấn đề quan trọng, bạn cần đặc biệt lưu tâm khi chuyển nhà nhập trạch. Bạn cần nấu nướng, đốt đèn, thắp hương và sinh hoạt trong gia đình để tạo sinh khí cho ngôi nhà mới. Đặc biệt, bạn nên sử dụng bếp có lửa như bếp gas hay bếp than. 

Không nên sử dụng bếp điện vì theo dân gian bếp điện không có tinh thần, không tốt cho vận khí của gia đình. Việc “quên” tạo sinh khí cho nhà mới thường gặp trong những trường hợp gia chủ nhập trạch lấy ngày nhưng chưa dọn vào sống. 

Nếu bạn đang thuộc trường hợp này bạn nên lưu tâm đến 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch và thường xuyên ghé thăm nhà mới, sinh hoạt hay thắp hương để tạo sinh khí cho không gian nhà.

Đơn vị cung cấp dịch vụ cung cấp mâm cúng nhập trạch về nhà mới hiện nay.

Với cuộc sống xã hội hiện đại mỗi ngày thì quỹ thời gian của mỗi người rảnh khá ít. Chính vì vậy, thời gian để chuẩn bị những lễ vật cho mâm cúng nhập trạch về nhà mới sẽ không có. Nắm bắt được nhu cầu đó, dịch vụ cung cấp mâm cúng nhập trạch ra đời. Các đơn vị này không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian mà còn chuẩn bị đầy đủ 1 mâm cúng nhập trạch. Điều này cũng hạn chế được tình trạng mua nhầm hoặc thiếu lễ vật nào đó. 

Đơn vị uy tín nhất về dịch vụ cung cấp đồ cúng trọn gói của đơn vị Mâm Cúng Việt ra đời. Dịch vụ này sẽ hỗ trợ bạn từ A tới Z về việc chuẩn bị mâm cúng. Nếu có nhu cầu đặt mâm cúng nhập trạch về nhà mới nói riêng và các mâm cúng khác nói chung thì có thể tìm đến dịch vụ cung cấp đồ cúng trọn gói Mâm Cúng Việt. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tận nơi và trong thời gian cố định. 

Dịch vụ của đơn vị đã xuất hiện nhiều năm và cung cấp dịch vụ cho rất nhiều người. Những mâm cúng nhập trạch chất lượng nhất sẽ mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi có nhu cầu cúng kiến. Dịch vụ cung cấp mâm cúng chất lượng tốt tương ứng với giá cả. Đội ngũ nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị mâm cúng nhập trạch và biết nắm bắt được yêu cầu của khách hàng.

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết của dịch vụ đặt mâm cúng nhập trạch về nhà mới hãy truy cập địa chỉ website: https://mamcungviet.com.vn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu gì nào khác có thể liên hệ trực tiếp qua Mâm Cúng Việt hotline: để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ. 

Bài viết liên quan